Chủ nhật, 28/04/2024 07:09 (GMT+7)

Toàn cảnh bức tranh các cơ sở gây ô nhiễm buộc phải di dời ở Hà Nội

Doãn Kiên -  Thứ bảy, 14/07/2018 08:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong các quận nội thành còn trên 200 cơ sở gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp quy hoạch buộc phải di dời ra khỏi khu vực nội đô. Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long cũng nằm trong danh sách này.

LTS: Sau khi Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua năm 2012 cùng với việc Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội và ra hàng loạt các Quyết định về việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm, không phù hợp quy hoạch ra khỏi khu vực nội thành. Người dân Thủ đô đã rất kỳ vọng môi trường thành phố hiện đại bậc nhất của cả nước sẽ có nhiều thay đổi xanh-sạch-đẹp và trong lành hơn.

Tuy nhiên, đến nay công tác di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực nội đô… còn lắm gian nan. Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử xin giới thiệu đến bạn đọc loạt bài dài kỳ về vấn đề này.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội tính đến thời điểm tháng 6 năm 2017, trong các quận nội thành thành phố còn trên 200 cơ sở gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp quy hoạch buộc phải di dời ra khỏi khu vực nội đô. Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long cũng nằm trong danh sách này.

Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Công ty Thuốc lá Thăng Long có địa chỉ tại 235 Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân với diện tích 64.226 mét vuông được liệt vào cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Nhà máy Thuốc lá Thăng Long.

Theo quy hoạch thì khu đất này thuộc QHPK H2-3: Công cộng thành phố và khu vực; hỗn hợp dịch vụ thương mại, ở, nhà trẻ, trường tiểu học, cây xanh.

Ngày 30/7/2015, Khu đất này đã được UBND thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết khu chức năng đô thị tại Quyết định số 3638/QĐ- UBTP.

Trong thời gian qua các cơ quan chức năng đã đôn đốc công ty thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường. Về phía công ty cũng đã có báo cáo đang thực hiện kế hoạch đầu tư di dời sản xuất đến KCN Thạch Thất – Quốc Oai theo giấy chứng nhận đầy tư số 012211000342 ngày 13/10/2010 do Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội cấp, dự án chính thức đi vào hoạt động vào tháng 9/2011.

Nhưng do điều kiện khách quan nên công ty chưa tiến hành di chuyển theo đúng tiến độ quy định. Bộ Công thương đã có Quyết định số 1453/QĐ- BCT ngày 05/11/2007 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án di dời Công ty thuốc lá Thăng Long. Việc di dời nhà máy sản xuất về KCN Thạch Thất – Quốc Oai sẽ hoàn thành trong năm 2018.

Nhà máy đang hoạt động.

Và như vậy sau 8 năm triển khai nhưng đến nay việc xây dựng Nhà máy ở KCN Thạch Thất – Quốc Oai vẫn chưa hoàn thành cùng với những “lùm xùm” xung quanh việc các gói thầu xây dựng có dấu hiệu bất thường…

Vì vậy, không biết đến khi nào nhà máy mới đi vào hoạt động và việc di dời khỏi số 235, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân mới được thực hiện.

Vẫn chưa thể di dời

Cho dù, Nhà máy Thuốc lá Thăng Long đã nhận được khá nhiều ưu đãi của Chính phủ và các bộ ngành trong việc di dời về KCN. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương cho phép Công ty Thuốc lá Thăng Long tiếp tục thực hiện Dự án di dời và chuyển mục đích sử dụng đất tại số 235 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội để thực hiện dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và thực hiện Hợp đồng hợp tác đầu tư đã ký với các đối tác để thành lập Công ty Cổ phần Bất động sản Thăng Long.

Thủ tướng Chính phủ cũng cho phép Công ty Thuốc lá Thăng Long được sử dụng số tiền thu từ chuyển mục đích sử dụng đất tại số 235 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội để thực hiện Dự án đầu tư di dời Công ty Thuốc lá Thăng Long ra KCN Thạch Thất - Quốc Oai.

Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chỉ đạo Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, Công ty Thuốc lá Thăng Long có kế hoạch và thực hiện thoái vốn tại Công ty Cổ phần Bất động sản Thăng Long theo quy định của pháp luật; ưu tiên chuyển nhượng cổ phần, quyền góp vốn cho cổ đông có năng lực đầu tư theo quy định.

Sau nhiều lần trì hoãn, ngày 8/1/2018, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng đại diện cho Bộ Công Thương tham dự cuộc họp điều chỉnh nội dung dự án đầu tư di dời nhà máy Thuốc lá Thăng Long. Tuy nhiên, cuộc họp cũng không đưa ra được lộ trình và thời điểm di dời cụ thể.

Trao đổi với PV, ông Đỗ Văn Tuyến (Trưởng phòng an ninh) công ty cho biết: Do điều kiện cơ sở rất chật chội, cán bộ, công nhân viên công ty cũng rất muốn đi, vấn đề PCCC cũng không được đảm bảo.

Nhà máy tại KCN Thạch Thất - Quốc Oai có diện tích khoảng 14 ha, nhà xưởng đã xây xong, chỉ còn cơ sở hạ tầng, một ít cống rãnh và đang nhập các thiết bị hiện đại. Vì là doanh nghiệp nhà nước 100% nên được Chính phủ rất quan tâm.

Dự án Nhà máy Thuốc lá Thăng Long đang được triển khai.

Về thời gian cụ thể dù không chắc chắn nhưng ông Tuyến cho biết dự kiến tháng 6/2019 nhà máy ở KCN phải hoàn chỉnh đi vào sản xuất.

Tuy nhiên, vấn đề nhập khẩu dây truyền, thiết bị, sợi thuốc lá việc này vẫn đang được Bộ Công thương triển khai. Ông nói: “Cái chính thức thời gian di chuyển tôi không dám chắc bởi vì tôi cũng chỉ là một trong cán bộ ở công ty”.

Về thời gian, lộ trình cụ thể theo ông Tuyến phải báo cáo lãnh đạo nếu không phải là tài liệu bí mật công ty sẽ cung cấp cho PV. Tuy nhiên, đến nay phía công ty đã không có phản hồi về vấn đề này.

Vấn đề mà người dân thủ đô quan tâm lúc này là khi nào thì Công ty Thuốc lá Thăng Long sẽ di dời và vì sao sau 8 năm xây dựng tại KCN Thạch Thất - Quốc Oai đến nay vẫn chưa xong. Cho dù công ty đã nhận được hàng loạt ưu đãi của Chính phủ cũng như các bộ ngành, đến giờ này, việc di dời nhà máy năm 2018 là không thể thực hiện được.

Điều đó có thể khẳng định môi trường thành phố vẫn phải chịu cảnh ô nhiễm và sức khoẻ của nhân dân bị ảnh hưởng là điều không tránh khỏi.

Nếu tính từ Quyết định số 74/2003/QĐ-UB ngày 17/6/2003 của UBND Tp Hà Nội đến năm 2017. Sau 15 năm toàn thành phố mới di dời được 65 cơ sở công nghiệp và đã có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất sang xây dựng nhà ở, trường học, hạ tầng kỹ thuật đất dịch vụ thương mại. Cùng với 30 cơ sở công nghiệp UBND Thành phố chấp thuận chủ trương phê duyệt quy hoạch cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Kỳ 2: Vì sao vẫn chưa di dời công ty bánh kẹo Nam Hương!?

Bạn đang đọc bài viết Toàn cảnh bức tranh các cơ sở gây ô nhiễm buộc phải di dời ở Hà Nội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghĩa Lộ (Yên Bái) khắc phục hạn hán do khô hanh kéo dài
Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Cảnh báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Ngày 25/4, các chuyên gia khí tượng cho biết hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina - kéo theo những đợt nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán - sẽ diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn trong những năm tới.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề