Chủ nhật, 28/04/2024 14:02 (GMT+7)

TP Pleiku: Nét văn hoá truyền thống trong lễ chùa rằm tháng Giêng

A LỰC -  Thứ ba, 19/02/2019 20:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Từ lâu, việc đi chùa lễ Phật đã trở thành nét văn hóa truyền thống trong đời sống tâm linh của người Việt. Đặc biệt, rằm tháng Giêng còn được cho là “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng".

Tối 18/2 (14 tháng Giêng), đông đảo phật tử, người dân đã đến các ngôi chùa trên địa bàn TP Pleiku để cầu bình an trong năm mới cho gia đình. Đi chùa, ngoài việc cầu bình an, nhiều người còn vãn cảnh, tìm cho mình những phút giây thư thái ở chốn thanh tịnh.

Bà Đào Thanh Hiền một phật tử (TP Pleiku) vừa thắp hương lễ Phật tại chùa Bửu Thắng (phường Hội Thương, TP Pleiku) cho biết: “Thường thì năm nào tôi cũng đi chùa là cốt cầu nguyện cho đất nước thanh bình, sau nữa thì cầu cho gia đình đoàn viên, bình an. Riêng bản thân mình cũng phải tự tu tâm dưỡng tánh để có được cuộc sống an lành".

Đi chùa cầu bình an.

Không chỉ những người già hay phật tử đến chùa mà khá đông giới trẻ cũng tìm đến chốn thanh tịnh trong ngày rằm tháng Giêng. Chị Lê Hồng Ngân (TP Pleiku) vừa thắp hương tại chùa Bửu Phước (phường Tây Sơn, TP Pleiku) cho biết: Công việc khiến cuộc sống của tôi rất bận rộn không có thời gian để lên chùa lễ Phật cầu bình an cho bản thân và gia đình. Nhưng vào dịp rằm tháng Giêng này, tôi cố thu xếp thời gian đến chùa thắp hương cầu nguyện cho gia đình được bình an, công việc được suôn sẻ.

Rằm tháng Giêng là rằm đầu tiên trong năm, nhiều người tin rằng ngày này, Đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của phật tử, lại thêm không khí vui xuân vẫn còn đậm đà nên số người đi chùa càng nhiều.

Đi chùa lễ Phật cầu an đầu năm là nét đẹp truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam, mỗi người thành tâm dâng nén hương cầu nguyện với mong muốn cho đất nước thái bình, gia đình hạnh phúc.

Bạn đang đọc bài viết TP Pleiku: Nét văn hoá truyền thống trong lễ chùa rằm tháng Giêng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau