Thứ bảy, 27/04/2024 21:55 (GMT+7)

TP.HCM chính thức đưa buồng khử khuẩn toàn thân vào hoạt động

MTĐT -  Chủ nhật, 22/03/2020 16:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng nay (22/3), Viện Y dược học dân tộc TP.HCM chính thức đưa vào vận hành buồng khử khuẩn toàn thân tự động.

Đây là cơ sở y tế đầu tiên của TP.HCM lắp đặt thiết bị này, giúp bảo vệ nhân viên y tế và phòng chống lây nhiễm cộng đồng.

Đặt ở ngay lối vào duy nhất Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, tất cả bệnh nhân, thân nhân đều phải dành 30 giây để bước qua buồng khử khuẩn đặc biệt này. Với cơ chế phun sương, phun siêu âm nhờ cảm biến tự động, chỉ cần đứng yên là toàn bộ bề mặt thân thể đã được khử khuẩn mà không bị ướt.

Các nhân viên y tế cũng phải thực hiện quy trình này trước khi vào phòng khám, bên cạnh những quy định vệ sinh phòng dịch đã được duy trì liên tục trong suốt những ngày qua. Bởi họ biết rằng đây chính là cách để bảo vệ trước dịch bệnh.

Buồng khử khuẩn thiết kế cả chỗ lên xuống cho xe lăn. Ảnh: Tuổi trẻ.

Đầu tư 30 triệu đồng cho buồng khử khuẩn tự động, tuy nhiên, xác định đây chỉ là biện pháp khử khuẩn bề mặt, trong khi virus ủ bệnh lại ở trong họng và mũi, vì vậy, Viện Y dược học dân tộc TP.HCM vẫn khuyến cáo không được chủ quan.

Chia sẻ với báo Tuổi trẻ, bà Trương Thị Ngọc Lan - phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM cho biết, bên cạnh áp dụng nghiêm ngặt quy định đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, đo thân nhiệt tại các cổng ra - vào, triển khai hướng đi 1 chiều cho người bệnh, viện đã đưa thêm buồng khử khuẩn toàn thân hoạt động.

Buồng khử khuẩn giúp nâng cao công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, giảm thiểu lây lan cũng như phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 tại môi trường bệnh viện, tạo sự an tâm cho bệnh nhân và thân nhân tiếp tục tin tưởng lựa chọn dịch vụ khám, chữa bệnh tại viện.

"Buồng khử khuẩn giúp diệt khuẩn toàn bộ cơ thể, nhưng nơi tập trung của virus chủ yếu ở mũi và họng. Vì thế ngoài việc chúng ta sử dụng buồng khử khuẩn thì đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên... vẫn là điều kiện tiên quyết để tránh nguy cơ lây nhiễm COVID-19" - bà Lan nói.

Buồng khử khuẩn toàn thân tự động là sản phẩm từ đội ngũ tri thức trẻ của Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ - Thành đoàn TP.HCM, phối hợp cùng đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM nghiên cứu thực hiện chính thức ra mắt hôm 18/3.

Buồng khử khuẩn cho phép khử khuẩn nhanh trong vòng 30 giây, sẽ không làm mất quá nhiều thời gian khi đi qua máy khử khuẩn mà vẫn đảm bảo độ an toàn, phục vụ quy mô lớn. Với những ưu điểm như khử khuẩn nhanh chóng toàn thân, số lượng người được khử khuẩn lớn, dễ dàng tháo lắp, vận chuyển, sử dụng tự động và dễ dàng.

Đặc biệt buồng khử khuẩn được thiết kế thích hợp đặt ở những nơi có yếu tố nguy cơ cao như khu vực cách ly nghi có người nhiễm bệnh, bệnh viện, siêu thị, sân ga, bến xe, sân bay, bảo tàng, công sở, trường học, các cơ quan doanh nghiệp có đông công nhân viên… Đặc biệt, buồng khử khuẩn hoàn toàn có thể phục vụ cho những đối tượng khuyết tật di chuyển bằng xe lăn.

Nhật Hạ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM chính thức đưa buồng khử khuẩn toàn thân vào hoạt động. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề