Thứ hai, 29/04/2024 09:49 (GMT+7)

Tp.HCM: Nhiều bãi cát lậu vẫn ngang nhiên hoạt động (Bài 2)

Lê Năng - Phan Hải -  Thứ tư, 09/12/2020 15:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mặc dù báo chí và người dân đã nhiều lần phản ánh, các bãi cát, đá lậu vẫn ngang nhiên hoạt động và có xu hướng ngày càng tăng.

Chính quyền có ngó lơ cho sai phạm?

Như đã thông tin ở bài trước, nhiều bãi cát dọc hai bên chân cầu Rạch Tra, sông Sài Gòn đã tồn tại nhiều năm qua và đã không ít lần được báo chí phản ánh về tình trạng  hoạt động chui không có giấy phép kinh doanh, lấn chiếm hành lang an toàn đê bao, san lấp, lấn chiếm lòng sông làm thay đổi dòng chảy, gây ô nhiễm môi trường và cuộc sống người dân xung quanh bị xảnh hưởng nặng nề… Tuy nhiên, nhiều năm trôi qua, tình trạng này vẫn tiếp diễn, thậm chí có chiều hướng ngày càng gia tăng.

Đơn cử như 2 bãi cát trên đường số 155 (tên đường cũ, hiện tại các bảng hiệu tên đường đã bị tháo hết chỉ còn lại các trụ sắt) thuộc ấp 6A, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi. Tháng 10/2019, Môi trường và Đô thị điện tử đã có bài phản ánh về tình trạng các bãi cát hoạt động không phép, phương tiện ra vào chuyên chở cát đá làm hư hỏng đường dân sinh ở đây.

Ngày 30/10/2019, UBND xã Bình Mỹ có văn bản trả lời báo chí về việc kiểm tra các bãi vật liệu xây dựng do ông Lê Thiện Ân và bà Nguyễn Thị Phương Thảo làm chủ. Theo đó, tại thời điểm kiểm tra, 2 bãi vật liệu xây dựng này đã không còn hoạt động.

Văn bản trả lời của UBND xã Bình Mỹ khẳng định các bãi cát đã dừng hoạt động vào tháng 10/2019.

Tuy nhiên, sáng ngày 8/12/2020, PV quay trở lại hiện trường thì 2 bãi cát đó vẫn hoạt động bình thường, phương tiện ra vào chở cát đá liên tục. Bụi vẫn tiếp tục phủ trắng một vùng khi có xe chạy qua và con đường thì bị băm nát bởi xe quá tải.

Vậy, có hay không việc chính quyền địa phương ngó lơ sai phạm, để các bãi cát, đá lậu này ngang nhiên lộng hành thời gian dài như thế?

Nguy cơ sụt lún tuyến đê bao sông Sài Gòn

Hệ thống hành lang tuyến đê bao sông Sài Gòn được ví như lá chắn vững chắc giúp người dân sống dọc hai bên bờ sông yên tâm sinh sống. Việc xuất hiện ngày càng nhiều bãi bến tập kết vật liệu xây dựng khủng đã khiến tuyến đê bao bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cách đây chưa lâu, một đoạn dài đê bao thuộc phường An Phú Đông (quận 12) đã bị sông Sài Gòn nuốt chửng. Nguyên nhân chính là do hàng chục bãi tập kết vật liệu xây dựng khủng với hàng trăm ngàn khối cát đá đè lên, xe quá tải thì ngày đêm ra vào khiến chân đế tuyến đê bao không trụ vững và xảy ra sụt lún.

Các bãi tập kết vật liệu xây dựng sai phép vẫn ngang nhiên hoạt động.

Xe quá tải ngày đêm cày nát tuyến đường dân sinh.

Được biết, hiện tại, Tp.HCM có gần 50 điểm sạt lở và phần lớn tập trung ở các quận huyện vùng ven như: quận 12, Hóc Môn, Củ Chi…

Do vậy, thiết nghĩ, bên cạnh việc kiểm tra, rà soát lại các tuyến bờ bao trọng yếu, chính quyền các cấp cần siết chặt công tác quản lý, sử dụng các tuyến đê bao. Đồng thời, cần xử lý triệt để các hoạt động khai thác, sử dụng đê bao làm bãi tập kết vật liệu xây dựng, như vậy mới tránh được các rủi ro có thể xảy ra, bảo vệ môi trường và cuộc sống của người dân. 

Bạn đang đọc bài viết Tp.HCM: Nhiều bãi cát lậu vẫn ngang nhiên hoạt động (Bài 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.