Thứ bảy, 27/04/2024 23:06 (GMT+7)

WHO ước tính hơn một tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

An Na -  Thứ bảy, 02/03/2024 08:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Số người mắc bệnh béo phì đã tăng gấp 4 lần kể từ năm 1990.

Theo một phân tích được công bố hôm 29/2 trên tạp chí y khoa The Lancet, trên 1 tỷ trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn trên thế giới đang sống chung với bệnh béo phì.

Nghiên cứu được công bố trước Ngày Béo phì thế giới (4-3).

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Tiến sĩ Majid Ezzati - tác giả chính của phân tích và là giáo sư tại Imperial College London - cho biết trong một cuộc họp báo hôm 29/2 rằng số liệu thống kê đáng kinh ngạc này có được sớm hơn dự đoán, phần lớn là do sự chuyển đổi nhanh chóng của tình trạng suy dinh dưỡng từ thiếu cân sang béo phì ở các nước thu nhập thấp và trung bình.

Ước tính trước đây của Liên đoàn Bệnh béo phì Thế giới cho rằng sẽ có 1 tỷ người mắc bệnh béo phì vào năm 2030, nhưng con số đó đã bị vượt qua vào năm 2022, ông Ezzati nói.

Phân tích toàn cầu mới, được thực hiện bởi hơn 1.500 nhà nghiên cứu từ Tổ chức Hợp tác về yếu tố rủi ro bệnh không truyền nhiễm và Tổ chức Y tế Thế giới, đã phân tích số đo chiều cao và cân nặng của trên 220 triệu người từ hơn 190 quốc gia.

Phân tích tập trung vào tỷ lệ thiếu cân và béo phì, cả hai dạng suy dinh dưỡng đều có hại cho sức khỏe con người. Người trưởng thành được phân loại là béo phì nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn hoặc bằng 30 và được phân loại là thiếu cân nếu chỉ số BMI của họ dưới 18,5. Theo nghiên cứu, trẻ em và thanh thiếu niên được xác định là béo phì hoặc thiếu cân dựa trên tiêu chí về độ tuổi và giới tính theo độ tuổi.

Tiến sĩ Francesco Branca - Giám đốc Ban Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm của WHO - cho biết trong cuộc họp báo: "Thiếu cân và béo phì là hai mặt của cùng vấn đề suy dinh dưỡng, đó là việc thiếu khả năng tiếp cận chế độ ăn uống lành mạnh".

Phân tích ước tính rằng gần 880 triệu người lớn và 159 triệu trẻ em mắc bệnh béo phì vào năm 2022. Tỷ lệ béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới đã tăng gấp 4 lần từ năm 1990 đến năm 2022, trong khi tỷ lệ béo phì ở người lớn tăng gấp hơn 2 lần.

Ông Ezzati nhận định trong một thông cáo báo chí: "Điều rất đáng lo ngại là đại dịch béo phì từng xảy ra ở người lớn ở hầu hết các nơi trên thế giới vào năm 1990 giờ đây lại ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học".

Trong khi tỷ lệ béo phì tăng lên, số người bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu cân lại giảm ở hầu hết các quốc gia. Theo phân tích, tỷ lệ béo phì hiện cao hơn tỷ lệ thiếu cân ở 2/3 số quốc gia trên thế giới.

Quá trình chuyển đổi này thể hiện rõ nhất ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt là ở Polynesia và Micronesia, vùng Caribe, Trung Đông và Bắc Phi. Theo phân tích, những quốc gia này hiện có tỷ lệ béo phì cao hơn so với nhiều nước công nghiệp phát triển giàu có.

Theo phân tích, các quốc đảo Tonga, Samoa thuộc Mỹ và Nauru có tỷ lệ béo phì cao nhất vào năm 2022, với hơn 60% dân số trưởng thành sống chung với tình trạng này.

Theo ông Ezzati, các nhà nghiên cứu rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng không có quốc gia công nghiệp hóa giàu có nào trừ Mỹ đứng đầu danh sách các quốc gia có tỷ lệ béo phì cao nhất vào năm 2022. Ông cho rằng đó là một sự thay đổi lớn so với năm 2017, khi lần cuối cùng WHO thực hiện một phân tích béo phì toàn cầu tương tự cho thấy Mỹ, Canada, Australia, New Zealand và Vương quốc Anh nằm trong nhóm hàng đầu về tỷ lệ béo phì.

"Điều này cho thấy quá trình chuyển đổi này diễn ra rất nhanh chóng. Chúng tôi nóng lòng muốn loại bỏ tình trạng thiếu cân để giải quyết vấn đề béo phì", Ezzati nói.

Branca cho biết quá trình chuyển đổi béo phì này là kết quả của việc tái cơ cấu nhanh chóng các hệ thống thực phẩm trên toàn thế giới mà không bị chi phối bởi chính sách công.

Ăn sai cách gây béo phì

Ăn không đủ chất là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu cân và ăn uống sai cách là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì.

WHO đã hỗ trợ đánh thuế đồ uống có đường, hạn chế tiếp thị thực phẩm không lành mạnh cho trẻ em và tăng trợ cấp cho thực phẩm lành mạnh.

Các chuyên gia cho rằng các phương pháp điều trị mới chống lại bệnh tiểu đường cũng có thể giúp chống lại bệnh béo phì.

Ông Branca nói các loại thuốc mới "là một công cụ quan trọng nhưng không phải là giải pháp cho vấn đề".

"Béo phì là một vấn đề lâu dài và điều quan trọng là phải xem xét tác dụng phụ hoặc tác dụng lâu dài của các loại thuốc này với người béo phì", ông Branca nói.

Bạn đang đọc bài viết WHO ước tính hơn một tỷ người trên thế giới đang bị béo phì. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề