Thứ hai, 29/04/2024 11:39 (GMT+7)

Đắk Nông: Yêu cầu báo cáo khắc phục sạt lở bờ sông Krông Nô

Trần Quỳnh -  Thứ tư, 01/03/2023 18:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông vừa có Công văn gửi Công ty TNHH MTV Xây lắp điện Hưng Phúc, chủ đầu tư thủy điện Chư Pông Krông và các Công ty khai thác cát báo cáo kết quả khắc phục sạt lở bờ sông Krông Nô.

Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông vừa có Công văn 361/STNMT-KSTNN gửi  Công ty TNHH MTV Xây lắp điện Hưng Phúc, chủ đầu tư thủy điện Chư Pông Krông; Công ty TNHH MTV Khai thác khoáng sản Quảng Phú; Công ty TNHH MTV Hải Khánh Ngân; Công ty TNHH MTV Khai thác khoáng sản Phước Lộc; Doanh nghiệp Tư nhân Văn Hồng là các doanh nghiệp khai thác cát tại xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông yêu cầu báo cáo kết quả khắc phục hậu quả sạt lở bờ sông Krông Nô và việc vận hành thủy điện gây ra, cũng như việc thực hiện các nội dung liên quan theo chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Nông vào đầu tháng 12/2022.

tm-img-alt
Việc vận hành thủy điện Chư Pông Krông đã dẫn đến việc tích nước làm ngập tài sản của người dân và doanh nghiệp

Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông yêu cầu Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây lắp điện Hưng Phúc (Công ty Hưng Phúc), chủ đầu tư thủy điện Chư Pông Krông, báo cáo kết quả việc khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại đến tài sản và các hoạt động sản xuất do việc vận hành thủy điện. Điều này cũng đã được quy định rõ tại giấy phép khai thác và sử dụng nước mặt do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp cho Công ty Hưng Phúc (giấy phép số 221/CP-BTNMT, ngày 18/11/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông cũng yêu cầu Công ty Hưng Phúc báo cáo kết quả việc bồi thường, giải phóng mặt bằng trong phạm vi ngập nước của hồ thủy điện Chư Pông Krông; Về việc cắm mốc hành lang bảo vệ an toàn hồ chứa trước khi tích nước và vận hành phát điện thương mại theo cao trình tích nước đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép; Báo cáo việc phối hợp với các doanh nghiệp khai thác cát để rà soát, hỗ trợ, bồi thường cho các hộ dân, các đơn vị sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng bởi việc tích nước, vận hành của thủy điện; Và báo cáo kết quả lập hồ sơ cấp giấy phép môi trường cho dự án thủy điện này.

Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông cũng yêu cầu 4 doanh nghiệp khai thác cát tại xã Quảng Phú báo cáo việc thực hiện gia cố các khu vực xung yếu bờ sông Krông Nô; Về việc lập hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Như Môi trường và Đô thị Việt Nam đã phản ánh, sau hơn một năm sau khi được đưa vào vận hành chính thức, thủy điện Chư Pông Krông (xây dựng trên sông Krông Nô, đoạn qua xã Nam Ka, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk và xã Quảng Phú, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) vẫn còn nhiều nội dung chưa được thực hiện như: công trình chưa hoàn thành việc giải phóng mặt bằng; chưa cắm mốc hành lang bảo vệ lòng hồ; chưa hoàn thành việc bồi thường các thiệt hại về đất đai, vật kiến trúc, gián đoạn hoạt động sản xuất…cho các hộ dân, đơn vị, thuộc phạm vi hồ chứa nước của công trình.

Trong khi đó, UBND tỉnh Đắk Nông, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhưng vẫn không được thực hiện, cố tình kéo dài sự việc./.

Bạn đang đọc bài viết Đắk Nông: Yêu cầu báo cáo khắc phục sạt lở bờ sông Krông Nô. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.