Thứ hai, 29/04/2024 11:01 (GMT+7)

Điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Hà Nam năm 2023 mới nhất

MTĐT -  Thứ tư, 21/06/2023 14:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sở GD&ĐT Hà Nam công bố điểm chuẩn vào lớp 10 năm 2023 của 21 trường THPT công lập, theo đó trường THPT Lý Nhân có điểm chuẩn cao nhất với 30,75 điểm.

Sở GD&ĐT đã công nhận kết quả đỗ vào lớp 10 THPT không chuyên tỉnh Hà Nam năm học 2023-2024 cho 7.387 thí sinh. Trường có điểm chuẩn đỗ cao nhất là THPT Lý Nhân với 30,75 điểm, số học sinh đỗ là 496 em.

5 trường có điểm chuẩn từ 29 điểm đến 29,75 điểm, với tổng số thí sinh đạt điểm từ 29 trở lên là 1.938 em, gồm: THPT Nam Lý, THPT A Duy Tiên, THPT B Phủ Lý, THPT A Phủ Lý, THPT C Kim Bảng.

tm-img-alt

3 trường có điểm chuẩn từ 27 điểm đến 27,5 điểm, với tổng thí sinh 950 em có điểm từ 27 trở lên, gồm: THPT A Kim Bảng, THPT C Thanh Liêm; THPT B Duy Tiên.

Có 5 trường có điểm chuẩn từ 26 điểm đến 26,50 điểm, với tổng thí sinh đỗ là 1.609 em, gồm: THPT B Bình Lục, THPT A Thanh Liêm, THPT Nam Cao, THPT B Kim Bảng, THPT C Phủ Lý.

Có 3 trường có điểm chuẩn từ 25 điểm đến 25,50 điểm, với tổng thí sinh đỗ là 785 em, gồm: THPT Bắc Lý, THPT Lê Hoàn, THPT Nguyễn Hữu Tiến.

Có 2 trường có điểm chuẩn từ 23,25 điểm đến 23,5 điểm, với tổng thí sinh đỗ là 294 em, gồm: THPT B Thanh Liêm, THPT Lý Thường Kiệt.

Có 3 trường có điểm chuẩn từ 21,50 đến 22,25 điểm, với tổng số thí sinh đỗ là 987 em, gồm: THPT C Bình Lục, THPT Nguyễn Khuyến, THPT A Bình Lục.

Năm 2023, các thí sinh dự thi vào lớp 10 của tỉnh Hà Nam làm 3 bài thi: Toán, Ngữ văn và tiếng Anh. Trong đó, 2 môn Toán, Ngữ Văn tính điểm hệ số 2; môn tiếng Anh tính điểm hệ số 1. Cách xét đỗ được tính theo độ dốc từ cao xuống thấp, đến khi đủ chỉ tiêu của từng trường.

H.Thanh

Bạn đang đọc bài viết Điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Hà Nam năm 2023 mới nhất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.