Thứ hai, 20/05/2024 23:48 (GMT+7)

Doanh nghiệp logistics tại Đông Nam bộ chiếm gần 50% tổng số cả nước

Xuân Bắc - Tuấn Hải -  Thứ bảy, 09/09/2023 14:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Phát biểu tại Diễn đàn “Liên kết phát triển logistics – động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam bộ”, ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết hiện vùng Đông Nam Bộ có khoảng 14.800 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics.

Ngày 8/9/2023, được sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và UBND Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp, Hiệp Hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Sở Công Thương Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phối hợp tổ chức Diễn đàn Liên kết phát triển logistics - Động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ tại Trung tâm Hội nghị Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

tm-img-alt
Các đại biểu tham gia thảo luận tại Diễn đàn.

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết hiện tại vùng Đông Nam Bộ có khoảng 14.800 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, chiếm gần 50% tổng số doanh nghiệp logistics cả nước. Trong đó, tập trung chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 11.000 doanh nghiệp, Bình Dương gần 1.700 doanh ng,hiệp và Đồng Nai hơn 1.200 doanh nghiệp. Vùng đảm nhận 45% tổng khối lượng hàng hóa và hơn 60% khối lượng hàng container của cả nước thông qua hệ thống cảng Cát Lái (Thành phố Hồ Chí Minh), Cái Mép-Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu).

Hiện dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khá đa dạng, từ vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ khác. Toàn tỉnh hiện có hơn 300 DN kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa, kinh doanh dịch vụ kho bãi logistics; 69 bến cảng biển được quy hoạch với 50 dự án đang hoạt động với tổng công suất thiết kế là 152 triệu tấn/năm. Đây là tiềm năng, là động lực quan trọng không chỉ của Việt Nam mà còn của khu vực Đông Nam Á. Tỉnh hội đủ các điều kiện để phát triển trung tâm logistics và cảng biển trung chuyển quốc tế.

Theo Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công, Đông Nam bộ được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cho ngành logistics phát triển. Hoạt động thương mại của vùng diễn ra sôi động, đóng góp khoảng 45% tổng khối lượng hàng hóa và hơn 60% khối lượng hàng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam.

tm-img-alt
Toàn cảnh Diễn đàn“Liên kết phát triển logistics – động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam bộ”.

Đông Nam Bộ là vùng kinh tế động lực quan trọng của cả nước, đóng góp khoảng 40% GDP và khoảng 50% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu và ngân sách cả nước. Là khu vực tập trung hạ tầng logistics quan trọng, vùng Đông Nam Bộ hiện có gần 18.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực logistics, chiếm 46% trong số 39.000 doanh nghiệp logistics cả nước và đảm nhận 45% tổng khối lượng hàng hóa cũng như hơn 60% khối lượng hàng container cả nước.

Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022  của Bộ Chính trị về “phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã xác định mục tiêu, đến năm 2030, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực với tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 8 - 8,5%.

Tầm nhìn 2045, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển, có tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm đầu của khu vực và thế giới; kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Đáng lưu ý, Nghị quyết 24-NQ/TW đưa quan điểm, Đông Nam Bộ cần tập trung xây dựng các vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics gắn với các hành lang giao thông.

tm-img-alt
Các đại biểu tham quan gian hàng giới thiệu của các doanh nghiệplogistics.

Đặc biệt, Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Chủ tịch vừa được thành lập nhằm hoàn thiện thể chế, cơ chế điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ theo Nghị quyết 24-NQ/TW. Đổi mới cơ chế điều phối, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng phát triển nhanh, liên ngành về liên kết vùng, phát triển bền vững khu vực Đông Nam Bộ.

Diễn đàn cũng bao gồm phiên tham luận về các điểm nghẽn của doanh nghiệp trong chuỗi hoạt động logistics Bà Rịa - Vũng Tàu và Vùng Đông Nam bộ; giải pháp thúc đẩy liên kết vùng, phát triển chuỗi logistics vùng Đông Nam bộ nâng cao sức cạnh tranh; mô hình quốc tế về phát triển liên hợp cảng kết hợp khu thương mại tự do - mô hình lý tưởng cho Khu thương mại tự do Cái Mép Hạ.

Phiên thảo luận gồm 2 vấn đề quan trọng, tạo đột phá phát triển logistics nói riêng và kinh tế vùng Đông Nam bộ nói chung gồm: hoàn thiện hạ tầng logistics cho phát triển vận tải đa phương thức vùng Đông Nam bộ; Khu Thương mại tự do - đột phá chiến lược phát triển cảng biển và kinh tế.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp logistics tại Đông Nam bộ chiếm gần 50% tổng số cả nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hưng Yên: Được mùa vải lai chín sớm ở Phù Cừ
Theo báo cáo của UBND huyện Phù Cừ, tổng sản lượng dự kiến niên vụ vải năm 2024 đạt từ 13.500 - 14.000 tấn, riêng xã Tam Đa có diện tích lớn nhất trên 300ha sẽ cho sản lượng khoảng 4.000-5.000 tấn, cao hơn năm 2023 khoảng hơn 1.000 tấn.

Tin mới

Sáng tạo từ những điều giản đơn
Ông Trần Văn Hân, đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH Một Thành Viên Môi Trường Đô Thị Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) đã sáng tạo nhiều ý tưởng để các xe điện lấy rác hoạt động tốt hơn, giúp công nhân môi trường đỡ vất vả.
Người bị sốt siêu vi nên ăn gì, kiêng gì?
Khi bị sốt siêu vi, bạn sẽ mất cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, chế độ ăn uống có thể giúp tình trạng sốt siêu vi giảm các triệu chứng và giúp người bệnh mau hồi phục. Vậy sốt siêu vi nên ăn gì và không nên ăn gì?