Thứ hai, 29/04/2024 05:58 (GMT+7)

Đồng Nai: Tăng cường giáo dục trải nghiệm về thiên nhiên, bảo vệ môi trường

MTĐT -  Thứ hai, 06/11/2023 11:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tại Đồng Nai, Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 ở bậc tiểu học và THCS đã có sự cuốn hút hơn với học sinh thông qua các hoạt động giáo dục trải nghiệm, nhiều kiến thức về thiên nhiên và nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường.

Đồng Nai sở hữu cảnh quan thiên nhiên cùng nhiều di tích lịch sử phong phú nằm ở khắp các địa phương trong tỉnh.

Đây chính là những kho học liệu vô cùng đồ sộ để các nhà trường đưa học sinh đến tham quan, trải nghiệm, qua đó khai thác phục vụ cho các môn học như: Lịch sử địa phương, Sinh học, Địa lý, Công nghệ…

Điển hình trong kho tàng học liệu sống này phải kể đến như: Vườn quốc gia Cát Tiên (Tân Phú), Khu di tích căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Nhà máy thủy điện Trị An (Vĩnh Cửu), núi Chứa Chan (Xuân Lộc), Căn cứ Tỉnh ủy Biên Hòa U1 (Trảng Bom và Long Thành), Bảo tàng Đồng Nai, Văn miếu Trấn Biên, Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh (TP.Biên Hòa). Bên cạnh đó còn là hàng loạt các làng nghề truyền thống như nghề gốm, nghề điêu khắc đá…

Theo Phòng GD-ĐT huyện Cẩm Mỹ, mới đây Phòng GD-ĐT đã tổ chức đưa 400 học sinh của 8 trường THCS trên địa bàn huyện đi tham quan tìm hiểu tại Vườn quốc gia Cát Tiên (Tân Phú).

Với nhiều em, việc lần đầu tiên được đặt chân vào rừng, tận mắt chứng kiến những cây gỗ lớn cả trăm năm tuổi cùng thảm thực vật phong phú là cơ hội hiếm có. Các em đã gặt hái được nhiều kiến thức về thiên nhiên cũng như ý thức về bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên để có được chuyến đi này, Phòng GD-ĐT phải phối hợp rất chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho các em.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Là một trường ở huyện miền núi Xuân Lộc nhưng Trường THCS Lê Thánh Tông có các điều kiện dạy và học khá tốt khi trường đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia từ nhiều năm nay. Khi áp dụng Chương trình GDPT 2018, nhà trường đưa vào hoạt động phòng thực hành Stem Robotics và nhiều trang thiết bị dạy và học đáp ứng các yêu cầu đổi mới của chương trình.

Theo Phó hiệu trưởng Trường THCS Lê Thánh Tông Phạm Nhị Phương Vi, việc lồng ghép các hoạt động giáo dục trải nghiệm và các môn học đã mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với những buổi học không có thực hành. Chẳng hạn có những tiết học Toán ngoài trời sẽ khác lạ hơn với tiết học Toán chỉ diễn ra trong lớp.

Còn ở Trường tiểu học Nguyễn Huệ ở trung tâm huyện miền núi Tân Phú, nhà trường đã tận dụng hết không gian từ trong lớp học, thư viện cho đến sân trường để tổ chức nhiều hoạt động giáo dục và trải nghiệm khác nhau.

Với không gian thư viện với sách, máy tính kết nối internet và không gian thân thiện là nơi các em có thể đọc nhiều đầu sách, truyện tranh và những buổi thảo luận theo từng chủ đề.

Song Lam (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Đồng Nai: Tăng cường giáo dục trải nghiệm về thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.