Thứ hai, 29/04/2024 13:06 (GMT+7)

Gia Lai: Điều tra vụ phá rừng ở Đắk Đoa

Lê Hải-Minh Trí -  Thứ năm, 20/08/2020 09:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

UBND huyện Đắk Đoa cho biết sẽ chỉ đạo các lực lượng chức năng tiếp tục điều tra vụ phá rừng thông tại tiểu khu 516 và 518.

Trong văn bản 1525/UBND-NL ban hành ngày 11/8/2020, UBND huyện Đắk Đoa cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của tỉnh, huyện sẽ tiếp tục điều tra các vụ phá rừng thông tại địa phương.

Cây thông hàng chục năm tuổi bị đào trộm

Cụ thể, vào ngày 26/01/2020, xảy ra vụ chặt phá rừng trái phép và 09/07/2020 đã xảy ra vụ đào trộm thông tại xã Glar; ngày 24/07/2020 xảy ra vụ phá rừng thông tại tiểu khu 516, 518. Như vậy, từ đầu năm đến nay, tại rừng thông huyện Đăk Đoa đã xảy ra nhiều vụ xâm hại. Đây là rừng thông hai lá, ba lá có kiểu dáng đẹp được quy hoạch làm du lịch của địa phương. Mặc dù kiểm lâm địa phương đã thực hiện các biện pháp quản lý nhưng rừng thông vẫn liên tục bị xâm hại. Thời gian gần đây xuất hiện tình trạng nhiều cây thông có dáng đẹp bị một số đối tượng đào trộm mang đi bán.

Một cây thông bị xâm hại trái phép

Trước đó, Môi trường & Đô thị điện tử cũng đã đưa tin về hàng ngàn cây thông được quy hoạch làm du lịch ở huyện Đăk Đoa đang bị bức tử. Ngoài việc đẽo lấy ngo, bóc vỏ thông…, người ta còn di thực cây thông trái phép bởi vì rừng thông ở đây có thế bonsai rất đẹp.

Điều đáng nói, khu vực này trước đây đã có nhiều phản ánh về tình trạng xâm hại và bức tử rừng thông, nhưng chưa được bảo vệ đúng cách nên hàng năm vẫn ghi nhận vài trăm đến hàng ngàn cây bị xâm hại trái phép.

Bạn đang đọc bài viết Gia Lai: Điều tra vụ phá rừng ở Đắk Đoa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.