Thứ bảy, 27/04/2024 21:04 (GMT+7)

Hà Nội nâng cao hệ thống cung cấp nước sạch

MTĐT -  Thứ hai, 10/06/2019 18:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nắng nóng đang vào cao điểm khiến người dân thủ đô đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch, tiềm ẩn nhiều hệ lụy với sức khỏe.

Theo số liệu mới nhất của Liên Hợp Quốc, chất lượng nước tại Thủ đô Hà Nội chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cư dân, với gần 3 triệu dân không được sử dụng nước sạch.

Hiện nay, chỉ tính riêng khu vực đô thị, hệ thống cấp nước Hà Nội cung cấp cho 12 quận nội thành với quy mô khoảng 3,7 triệu người. 60% trữ lượng đến từ nước ngầm, 40% là nguồn nước mặt sông Đà và sông Đuống.

Tại khu vực nông thôn, tổng dân số ước đạt 4,3 triệu người. Đến hết 2017, chỉ có 2,1 triệu người được cấp nước, tương đương gần 50%. Các nguồn cấp nước tại chỗ của các hộ gia đình phổ biến vẫn là giếng khoan, giếng đào, với chất lượng nước thường bị nhiễm các kim loại nặng và các chất thải từ hoạt động sản xuất như asen, amoni, chất hữu cơ…

Để đảm bảo an ninh cấp nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước được ổn định, bền vững và lâu dài theo sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, vài năm gần đây, một số nhà máy nước mặt quy mô lớn đã được lập ra theo Quy hoạch cấp nước Thủ Đô đã được chính Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 Nội nâng cao hệ thống cung cấp nước sạch. Ảnh minh họa: TTXVN.

Đơn cử, Dự án nhà máy nước mặt sông Đuống, công suất 300.000 m3/ngày đêm tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm là một trong các Nhà máy nước mặt lớn theo Quy hoạch cấp nước Thủ Đô đã được chính Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 để bổ sung cấp nước cho người dân Thủ đô về phía Đông Bắc, phía Nam Thành phố Hà Nội, đảm bảo nhu cầu về cả chất lượng lẫn số lượng nguồn nước của người dân thủ đô nơi đây.

Theo kế hoạch, mục tiêu đến năm 2020 đạt 100% người dân nông thôn Hà Nội sử dụng nước sạch.

Ngoài nhà máy nước mặt trên, còn có một số nhà máy nước mặt lớn đang cấp nước cho địa bàn Hà Nội. Đó là nhà máy nước mặt sông Hồng, nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II, nhà máy nước mặt Xuân Mai (sử dụng nguồn nước sông Đà tại Hòa Bình).

Bên cạnh đó, giá nước tại Hà Nội cũng không có nhiều biến động từ năm 2015 đến nay. Theo quyết định số 38/2013 của UBND Hà Nội, từ 1/10/2015, giá nước sinh hoạt tính theo mức độ sử dụng của mỗi hộ dân cư, dao động từ 5.973 đến 15.929 đồng/m3 nước.

Tại các nhà máy nước khác trên địa bàn thành phố Hà Nội và các vùng lân cận, giá thành sản xuất nước phụ thuộc chủ yếu vào quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư của dự án. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, giá bán nước của các nhà máy trên đều được áp dụng dựa trên quyết định của thành phố Hà Nội./.

Theo TTXVN

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội nâng cao hệ thống cung cấp nước sạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề