Chủ nhật, 28/04/2024 07:30 (GMT+7)

Hà Tĩnh: Thờ ơ trong việc bảo vệ, chăm sóc rừng phòng hộ?

NGUYỄN TÙNG -  Thứ sáu, 21/02/2020 16:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Rừng phòng hộ Kỳ Anh đoạn dọc bờ biển qua 2 xã Kỳ Phú và Kỳ Khang, đang bị lợi dụng, lấn chiếm, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị tàn phá bởi thiên nhiên và con người nơi đây.

Sau khi MTĐT nhận được phản ánh của người dân, PV đã mục sở thị và ghi nhận, tại khu vực rừng phòng hộ thuộc xã Kỳ Phú và Kỳ Khang huyện Kỳ Anh, sự ngổn ngang và bề bộn của rác thải xây dựng, cành củi khô, rác thải ngoài biển dạt vào, những cây phi lao đang xanh tốt bị vữa, gạch... đổ đè lên.

Rác sinh hoạt và rác xây dựng được đổ tràn lan trên đất rừng phòng hộ xã Kỳ Phú.

Cây phi lao được trồng trên đất rừng phòng hộ thuộc hai xã Kỳ Khang và Kỳ Phú là khoảng hơn 10 năm trước với hàng chục km kéo dài cả 02 xã là để chắn gió và sóng, đặc biệt những lúc có mưa to gió lớn, bão tố và nạn cát bay…

Thế nhưng, số cây phi lao trên đất rừng phòng hộ thuộc hai xã này không được bảo vệ và chăm sóc, hoặc bảo vệ và chăm sóc phát triển rừng hời hợt. Đồng thời, có dấu hiệu bị lấn chiếm, lợi dụng đất rừng để kinh doanh và tàn phá? Số lượng cây bị gãy và chết do thiên tai và thậm chí do con người gây ra, vẫn còn nằm ngổn ngang chứ không được các đơn vị chăm sóc và bảo vệ rừng dọn dẹp để phát triển cây mới.

Bên cạnh đó, ý thức của người dân cùng với sự quan tâm của lực lượng quản lý rừng lại hời hợt, để cho một số lượng lớn rác thải xây đựng được đổ tràn lan trên diện tích đất rừng, thậm chí còn đổ lên những cây phi lao còn sống xanh tươi.

Khung cảnh nhếch nhác, rác ngổn ngang dọc bờ biển

Nhìn chung trên khuôn viên đất rừng phòng hộ lại mọc lên một nhà làm quán ăn khoảng 500m2. Người dân ở đây cho biết, quán này của vợ chồng anh Long, chị Liên có hộ khẩu thường trú trên địa bàn xã, quán đã hoạt động gần 20 năm nay rồi.

Làm việc với ông Trần Đình Hậu – Chủ tịch UBND xã Kỳ Phú được biết: “Việc mà rác thải xây dựng và rác sinh hoạt của người dân đổ trên đất rừng phòng hộ, thì chúng tôi cũng quán triệt cấm đổ, nhưng nếu hiện nay ai đó đổ trộm thì tôi sẻ cho kiểm tra lại.”

Tuy nhiên, theo thực tế và nguồn thông tin PV có được, thì lượng rác thải này đã được đổ trên đất rừng phòng hộ một số thì mới nhưng cơ bản là đã được đổ từ mấy năm nay rồi. Có những những chỗ vữa, rác xây dựng còn đổ trên nhiều cây phi lao đã trồng, gây chết cây hoặc không phát triển được.

Nhiều cây phi lao mới trồng trên rùng phòng hộ xã Kỳ Phú bị chết khô, do thiếu sự chăm sóc?

“Còn vấn đề nhà quán của anh Long chị Liên, số diện tích đất đó do xã quản lý, đồng thời cho gia đình anh Long thuê. Tuy nhiên, phía xã không có thủ tục hợp đồng thuê mượn gì cả, tôi chỉ nghe từ phía gia đình anh Long là có giấy tờ thuê đất. Và số diện tích đất đó là đất do xã quản, nhưng nếu là thuộc đất rừng phòng hộ thì phía xã không được phép cho thuê”, ông Hậu khẳng định thêm.

Nhà hàng hải sản Cherry Nguyễn của ông Long chị Liên được xây cách đây gần 20 năm nay trên đất rừng phòng hộ thuộc xã Kỳ Phú.

Tuy nhiên, khi PV làm việc với ông Bùi Đức Tịnh – Cán bộ địa chính xã, thì ông cho hay: Như thông tin trên bản đồ hiện nay của xã thì diện tích đất làm quán của anh Long chị Liên, một phần là đất rừng phòng hộ.

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Thờ ơ trong việc bảo vệ, chăm sóc rừng phòng hộ?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề