Thứ sáu, 13/12/2024 15:08 (GMT+7)

Hệ luỵ từ cho thuê vỉa hè

MTĐT -  Thứ năm, 16/02/2023 08:56 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tình trạng các hộ kinh doanh ăn uống, bày bán hàng hoá, biển quảng cáo trên vỉa hè tại một số địa bàn Hà Nội còn nhiều phức tạp.

TP Hà Nội mới đây đã chấp thuận cho sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh cà phê, giải khát, đồ ăn nhanh.

Theo thông báo của TP Hà Nội, 5 tuyến phố được đề xuất cho thuê vỉa hè để kinh doanh gồm: Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Phùng Hưng (đoạn từ Lê Văn Linh đến Hàng Vải, Nguyễn Quang Bích đến nhà vệ sinh công cộng gần Cửa Đông) và Lê Phụng Hiểu để.

Tuy nhiên, việc thí điểm cho phép sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh đang tạo ra những tranh luận trái chiều.

Nguy cơ mất an toàn giao thông

Mặc dù cơ quan chức năng bày tỏ rằng, việc cho thuê vỉa hè nhằm mục đích dễ quản lý, lập lại trật tự an ninh đô thị, nhưng nhiều người dân lại tỏ ra băn khoăn về việc dùng vỉa hè để kinh doanh, bày bán sẽ khiến cho người đi bộ không còn chỗ, phải đi xuống lòng đường tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông.

Vỉa hè bị lấn chiếm, không còn không gian cho người đi bộ.
Vỉa hè bị lấn chiếm, không còn không gian cho người đi bộ. Ảnh: Lưu Thu Trang

Chị Trần Thị Lan, người dân sống tại phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm chia sẻ: “Sử dụng tạm thời vỉa hè để làm điểm trông giữ xe, hoạt động kinh doanh dịch vụ, mua bán hàng hóa sẽ gây ảnh hưởng đến các hộ dân sinh sống và giao thông công cộng”.

Chị Lan cho rằng, vỉa hè là dành cho người đi bộ, không phải là nơi để buôn bán kinh doanh. Nếu đem vỉa hè ra cho thuê kinh doanh, thì người đi bộ đi ở đâu, chưa kể còn liên quan đến mỹ quan, văn minh đô thị.

Bên cạnh việc gây mất an toàn, việc cho thuê vỉa hè sẽ gây ra tình trạng nhiều nơi đứng ra thầu vỉa hè cho thuê lại hoặc khai thác kinh doanh. Chị Nguyễn Thu Quỳnh, người kinh doanh trên vỉa hè phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm cho biết: “Từ trước tôi đã thuê vỉa hè trước cửa nhà người khác để kinh doanh, nếu không thuê mà dựng hàng quán trước cửa hay trên vỉa hè cũng sẽ bị đuổi hoặc hỏi thu phí".

Trong khi đó, việc cho thuê vỉa hè có thể gây ra những xung đột về lợi ích. Đối với những người buôn bán kinh doanh sẽ tạo sự cạnh tranh, gây xung đột về kinh tế giữa các hộ kinh doanh khác nhau. Thực trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây ảnh hưởng lớn đến giao thông. Bên cạnh đó, việc tụ tập, buôn bán trên vỉa hè, lòng đường còn là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn thương tâm trên địa bàn.

Ngoài ra, nhiều ý kiến lo ngại rằng việc cho thuê vỉa hè để kinh doanh buôn bán không chỉ ảnh hưởng đến người đi bộ hay giao thông công cộng mà còn ảnh hưởng đến những hộ dân sống quanh đó bởi rác thải, tiếng ồn, sự an toàn bị những người được thuê trước cửa phá hủy.

Cần bố trí hợp lý

Nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, nhiều người cho rằng việc tổ chức thực hiện cho thuê vỉa hè cần có quy định rõ ràng để đảm bảo sự an toàn cho người dân, tránh nạn lấn chiếm vỉa hè một cách tràn lan. Bên cạnh đó, cần đưa ra các các chế tài xử phạt theo quy định nếu người thuê chiếm dụng thêm diện tích ngoài khu vực được thuê gây ảnh hưởng người đi bộ.

Điểm trông giữ xe máy bố trí phủ kín cả bề mặt vỉa hè.
Điểm trông giữ xe máy bố trí phủ kín cả bề mặt vỉa hè. Ảnh: Lưu Thu Trang

Chia sẻ với Báo VOV về việc Hà Nội chấp thuận cho thuê vỉa hè để kinh doanh trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cho rằng: “Việc biến vỉa hè thành nơi kinh doanh nếu theo Luật Giao thông là không được. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, khi cuộc sống của nhân dân vẫn còn khó khăn, nếu nơi nào vỉa hè rộng 3-4m trở lên thì có thể dành một phần để người dân kinh doanh. Nhưng quan trọng là phải dành từ 2m trở lên để cho người đi bộ, vì vỉa hè là dành cho người đi bộ chứ không phải là nơi để kinh doanh và nơi để phương tiện”.

Theo chuyên gia Nguyễn Xuân Thủy, muốn kinh doanh thì phải có những điều kiện nhất định. Tức là những vỉa hè phải rộng và quy định rõ diện tích nào được dùng kinh doanh. Hiện nay, vỉa hè của Hà Nội rất lộn xộn, gần như là 80-90% người đi bộ không đi được. Cho nên để lập lại trật tự, giải tỏa vỉa hè thì chính quyền phải cương quyết, không nên coi vỉa hè là của mình.

Trao đổi với VnExpress, KTS Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia quy hoạch cho rằng, chúng ta tổ chức thu phí dùng tạm vỉa hè, bởi không gian này ngoài dành cho người đi bộ, còn có nhiều công năng khác như kinh doanh, buôn bán, đậu xe. Theo ông, thực tế, "kinh tế vỉa hè" là một trong những yếu tố không thể thiếu ở những đô thị lớn. Nếu việc cho thuê vỉa hè được triển khai bài bản ngoài đáp ứng nhu cầu sẽ giúp chỉnh trang đường phố", ông Sơn nói.

Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng việc cho thuê tạm vỉa hè cần hướng đến mục tiêu cải thiện, tổ chức lại không gian đô thị chứ không nên đặt nặng nguồn thu cho ngân sách. Trong đó, việc hoạch định các chức năng như điểm kinh doanh, đi bộ, dừng đỗ, tiện ích công cộng, điểm giữ xe trên vỉa hè phải được tính trước, và cần có sự đồng thuận của người dân mới có thể triển khai hiệu quả.

Cũng theo ông Sơn, để tổ chức thu phí dùng vỉa hè, lòng đường, thành phố cần phân loại các tuyến cụ thể và thực hiện trong khuôn khổ với những hoạt động nhất định. Tuy nhiên, vấn đề này không chỉ riêng ngành giao thông có thể tính toán, xây dựng phương án mà cần các ngành quy hoạch, kế hoạch đầu tư, môi trường... cùng thực hiện.

Trên thực tế, việc tổ chức, quản lý lại không gian trên vỉa hè là rất cần thiết, bởi lâu nay vấn đề lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán vẫn diễn ra. Điều quan trọng là đơn vị triển khai có cách thức thực hiện khoa học, minh bạch, phù hợp với người dân và mỹ quan đô thị.

Bạn đang đọc bài viết Hệ luỵ từ cho thuê vỉa hè. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Lưu Thu Trang/Diễn đàn doanh nghiệp

Cùng chuyên mục

TP.HCM: Tràn lan nhà xây dựng trái phép (Bài 3)
Sau khi Môi trường và Đô thị điện tử phản ánh về tình trạng xây dựng nhà trái phép tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM, nơi đây lại tiếp tục “mọc” lên nhiều công trình to đẹp và hoành tráng hơn rất nhiều.

Tin mới