Chủ nhật, 28/04/2024 06:08 (GMT+7)

Khánh Hòa: Vụ phá rừng ở Khánh Vĩnh trách nhiệm thuộc về ai?

Nhóm PV Media -  Thứ bảy, 09/03/2024 16:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Rừng Khánh Vĩnh nhiều năm qua bị “xẻ thịt” bởi các đối tượng lâm tặc. Việc hô hào tăng cường quản lý và bảo vệ rừng cũng vẫn chỉ là khẩu hiệu trên giấy.

Ông Nguyễn Văn Thanh- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Khánh Vĩnh nhận định: “Công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCC rừng trên địa bàn đã được triển khai quyết liệt. Nhờ đó, năm 2023, tuy mùa khô diễn ra gay gắt nhưng trên địa bàn chỉ xảy ra 4 vụ cháy rừng keo trồng ngoài quy hoạch lâm nghiệp, gây thiệt hại 3,4ha. Việc tuần tra, kiểm soát, truy quét để bảo vệ rừng từ gốc đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trên địa bàn chỉ phát hiện 37 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 46 vụ so với năm 2022”. Những dòng chữ in đậm trên chỉ là khẩu hiệu của Hạt trưởng hạt Kiểm Lâm, là báo cáo, là đưa ra các thành tích cho báo chí, truyền thông, những câu từ trên được lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt quá trình.

Cũng như vụ phá rừng ngày 4/1/2024 mà phóng viên phát hiện, các đối tượng vận chuyển gỗ, phá rừng tại xã Sơn Thái khi thông báo cho cơ quan quản lý rừng đến để kiểm đếm thì lại nhận đ điệp khúc như: Do khó khăn về con người, kinh phí, diện tích rừng rộng, rồi mấy cây gỗ tạp... của

tm-img-alt

Trạm Kiểm Lâm và các tổ chốt chặn giữ rừng cách vị trí phá rừng không  xa

Chúng ta nghe viện đủ lý do để biện minh mỗi khi rừng bị tàn phá, nhưng viện lý do khó khăn về con người, về kinh phí, về rừng rộng để thanh minh cho việc rừng bị phá là không đúng. Giữ rừng phải là mục tiêu hàng đầu, không thể lấy lý do này, lý do khác để biện minh cho việc rừng bị tàn sát với diện tích lớn như vậy được.

Ngày 6/3/2024, phóng viên có liên hệ đến Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, trao đổi với ông Đỗ Anh Thy, Phó Giám đốc phụ trách lâm nghiệp, ông thông tin từ khi nắm bắt được vụ việc mà báo chí phản ánh, Sở đã báo cáo cho UBND tỉnh, chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra xử lý, quan điểm là cương quyết xử lý chứ không bao che vì tôi cũng tâm huyết với nghề lắm. Từ khi vụ việc xảy ra tôi bức xúc ghê gớm, đã trực tiếp lên mấy lần rồi để nắm bắt "mà anh em cứ nói cà trớt cà Trớt".

Ông Thy trao đổi thêm, không biết sao năm nào cũng bị phá rừng vận chuyển gỗ, tập kết gỗ trái phép tại huyện Khánh Vĩnh, mà cũng không hiểu có chính quyền địa phương xã, có Công an xã chính quy đưa về nhiều mà không làm gì được, không biết, là vô lý.

tm-img-alt
Hình ảnh các cây hộp gỗ đã rời xa gốc cây rất đau xót

Thiên tai, biến đổi khí hậu,... những hệ lụy, tác hại của việc tàn phá rừng đã được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài,... và ắt hẳn ai trong chúng ta cũng nhận thức được những hệ quả nghiêm trọng từ việc phá rừng tác động tới như thế nào. Chính tính mạng, cuộc sống, vật chất của cải,... của con người đã bao gồm trong hệ quả đó.

Những điệp khúc báo cáo, kỷ luật vì buông lỏng mãi cứ kéo dài và tình trạng “chảy máu tài nguyên rừng” vẫn chưa chấm dứt, liệu những hình thức xử lý này có còn ý nghĩa, đủ tính răn đe, thể hiện kỷ cương luật pháp hay không?.

Để khép lại bài toán nan giải “chảy máu tài nguyên rừng”, rất mong lãnh đạo và các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa cần sớm vào cuộc điều tra, xử lý dứt điểm và xử lý nghiêm các cán bộ để mất rừng trong công tác bảo vệ, quản lý, giám sát rừng của địa phương, để làm sao sự kết hợp đồng bộ này sẽ đem đến hiệu quả bền vững cũng như mang lại sự bình yên cho núi rừng, mẹ thiên nhiên và con người./.

Bạn đang đọc bài viết Khánh Hòa: Vụ phá rừng ở Khánh Vĩnh trách nhiệm thuộc về ai?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề