Chủ nhật, 28/04/2024 03:18 (GMT+7)

Lạng Sơn: Cần nhìn lại cách giao đất tái định cư có khách quan?

PV -  Thứ hai, 15/06/2020 15:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

UBND.TP Lạng Sơn xét tiêu chí để cấp đất tái định cư cho một số hộ dân ngoài mặt đường Yết Kiêu khi chưa đủ điều kiện khiến người dân bức xúc.

Cần xem xét lại cách xét tiêu chí?

Câu chuyện về bà Hoàng Thị Châm (có đị chỉ thường trú tại số 7, đường 17/10 phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn) phản ánh tới Môi trường và Đô thị Việt Nam về việc UBND TP. Lạng Sơn thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi hơn 53 m2 đất ở của gia đình để phục vụ Dự án Đầu tư xây dựng cầu Kỳ Cùng và các hạng mục công cộng chưa khách quan, thấu tình-đạt lý.

Trong đơn thư phản ánh, bà Hoàng Thị Châm cho biết, ngày 21//9/2016, UBND tỉnh Lạng Sơn ban hàng quyết định 1689/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Kỳ Cùng (TP. Lạng Sơn).

Đến ngày 17/10/2016, UBND TP. Lạng Sơn ban hành Quyết định 3180/QĐ-UBND để thành lập tổ công tác, bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho dự án. Ngay sau đó, UBND tỉnh Lạng Sơn có Quyết định 2640/QĐ-UBND về kế hoạch sử dụng đất năm 2017 cho TP. Lạng Sơn.

Vợ chồng Hoàng Thị Châm đều là người cao tuổi không có thu nhập ổn định, phải bán than tổ ong để kiếm sống, trong gia đình có 3 người thì 2 người bị khuyết tật nặng.

Để có mặt bằng sạch phục vụ dự án, ngày 11/3/2019, tổ công tác GPMB TP. Lạng Sơn đã tiến hành đo đạc thửa đất số 21, tờ bản đồ số 38 với tổng diện tích 53,6 m2 (tại số 7, đường 17/10 phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn) do bà Hoàng Thị Châm làm chủ và được sự nhất trí cao của gia đình.

Vì vậy, đối chiếu theo Quyết định số 3282/QĐ-UBND ngày 8/8/2019 của UBND TP. Lạng Sơn về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thì gia đình bà Châm đủ điều kiện được giao 1 lô đất tái định cư do bị thu hồi đất ở, giá thu tiền sử dụng đất theo quy định.

Thế nhưng, điều bà Hoàng Thị Châm khúc mắc và có ý kiến lên cơ quan chức năng suốt thời gian dài vừa qua nằm ở chỗ, gia đình bà Châm trước khi bị thu hồi diện tích đất trên đã được tổ công tác GPMB đo đạc cụ thể từng phía: phía Nam mặt tiền đường lớn tiếp giáp đường 17/10, có kích thước tiếp giáp rộng 2,75m; phía Bắc rộng 3,05m, tiếp giáp với đất của UBND TP. Lạng Sơn; phía Đông và phía Tây tiếp giáp với nhà dân.

Đặc biệt, gia đình lại có hoàn cảnh khó khăn khi tổ công tác GPMB TP. Lạng Sơn xuống ghi nhận thực tế và được ông Nguyễn Văn Hạnh, phó chủ tịch UBND TP. Lạng Sơn xác nhận “vợ chồng bà Châm đều là người cao tuổi không có thu nhập ổn định, phải bán than tổ ong để kiếm sống, trong gia đình có 03 người thì 02 người bị khuyết tật nặng. Trong đó, ông Triệu Văn Thăng (chồng bà Châm) bị liệt người không đi lại được; cháu trai Triệu Minh Chương, sinh năm 2014 bị bại não không có ý thức”.

Hoàn cảnh của gia đình bà Châm được lãnh đạo UBND TP. Lạng Sơn xác nhận trước khi thực hiện thu hồi đất rất minh bạch khiến bà vô cùng vui vẻ, vì vậy, niềm mong ước chính quyền địa phương hỗ trợ một suất đất nằm ngoài mặt đường Yết Kiêu (TP. Lạng Sơn) thuộc khu TĐC có sẵn để bán than tổ ong nuôi chồng và cháu bị bại liệt và khuyết tật.

Thế nhưng, những mong mỏi của bà Châm không thành hiện thực khi UBND TP. Lạng Sơn ấn định cho gia đình vào phía trong ngõ 1 đường Yết Kiêu khiến việc buôn bán than tổ ông để kiếm tiền nuôi chồng và cháu trai bại liệt không thành hiện thực.

Điều đáng nói, nhiều trường hợp tương tự như hộ bà Phạm Thị Phượng, hộ bà Phạm Thu Trang... không đủ điều kiện nhận suất đất mặt đường Yết Kiêu nhưng lại được UBND TP. Lạng Sơn phân đất khiến gia đình bất bình.

Bà Châm chia sẻ: “Nếu bị ấn định vào trong ngõ theo phương án bồi thường của UBND TP. Lạng Sơn thì gia đình 3 người gồm người già và tàn tật không biết nương tựa vào đâu để sống do khó có thể kinh doanh buôn bán”.

Công văn phúc đáp có thấu tình, đạt lý?

Mới đây, UBND TP. Lạng Sơn trả lời khúc mắc của gia đình bà Châm trên Báo Thanh tra như sau: Theo Quyết định số 929/QĐ-UBND ngày 20/3/2019 của UBND thành phố Lạng Sơn tại Khu tái định cư tập trung đối với các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Dự án xây dựng cầu Kỳ Cùng, UBND TP. Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) quy định “Trường hợp các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện giao đất tái định cư do thu hồi và được bồi thường về đất ở, vị trí đất thu hồi không có mặt tiền tiếp giáp đối với đường Trần Đăng Ninh, đường Lê Lợi, đường 17/10, đường Nguyễn Tri Phương hoặc có mặt tiền tiếp giáp nhưng chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 3m hoặc có diện tích nhỏ hơn 40m2 thì được giao đất tái định cư tại vị trí đường nội bộ của khu tái định cư”.

Văn bản của UBND TP. Lạng Sơn trả lời khúc mắc của gia đình bà Hoàng Thị Châm.

Quyết định số 929/QĐ-UBND cũng quy định: “Đối với các trường hợp đủ điều kiện giao đất tái định cư nhưng không đảm bảo các tiêu chí theo điểm 1, điểm 2, khoản 2 điều 4 của Quy chế này, giao Trung tâm Phát triển quỹ đất chủ trì, phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường báo cáo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án để họp thống nhất trình thành phố xem xét, giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể”.

Kiểm tra hồ sơ bồi thường cho thấy, nhà, đất bị thu hồi có chiều rộng mặt tiền thửa đất bị thu hồi của hộ bà Châm là 2,75m (nhỏ hơn 3m) nên không đủ tiêu chí được giao đất tái định cư tại vị trí đường Yết Kiêu theo quy chế giao tái định cư đã ban hành.

Được biết, ngày 5/11/2019, Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và tái định cư dự án đã họp giải quyết vướng mắc trong việc giao đất tái định cư, trong đó có hộ bà Phạm Thị Phượng, có vị trí tiếp giáp mặt đường là 2,98m (nhỏ hơn 3m), hộ bà Phạm Thu Trang, có vị trí tiếp giáp mặt đường là 2,90 m.

UBND thành phố Lạng Sơn cho biết: “Trường hợp bà Hoàng Thị Châm cũng được đưa ra họp xét, song các tiêu chí về diện tích và mặt tiền giáp đường 17/10 nhỏ hơn hai hộ nêu trên và không còn đủ quỹ đất tái định cư mặt đường Yết Kiêu nên bố trí tại vị trí ưu tiên trong đường nội bộ”.

Quyết định số 929/QĐ-UBND của UBND thành phố Lạng Sơn đã tạo cơ chế mở để linh hoạt trong quá trình giải phóng mặt bằng, đảm bảo công tác an sinh cho người dân buộc phải di chuyển nhà ở cho sự phát triển chung của thành phố là cần thiết và phù hợp với chủ trương của Nhà nước quan tâm tới các trường hợp yếu thế trong xã hội.

Thế nhưng, cách xét hồ sơ về các tiêu chí cấp đất mặt đường Yết Kiêu của UBND TP. Lạng Sơn cho gia đình bà Châm đã khách quan chưa? Đó là câu hỏi mà chúng tôi mong muốn UBND TP. Lạng Sơn trả lời.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin!

Bạn đang đọc bài viết Lạng Sơn: Cần nhìn lại cách giao đất tái định cư có khách quan?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su
Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề