Chủ nhật, 28/04/2024 06:51 (GMT+7)

Mai Sơn, Sơn La: Nhiều năm liền rừng bị tàn phá nghiêm trọng

PV -  Thứ năm, 06/04/2023 14:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong nhiều năm gần đây trên địa bàn xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La tình trạng phá rừng lấy gỗ đang rất phức tạp. Điều đáng nói ở đây hiện rừng đã phá chỉ còn đồi trọc và gốc cây trơ trọi thì bây giờ cơ quan chức năng mới vào cuộc xử lý.

Thời gian gần đây, Môi trường và Đô thị Việt Nam nhận được phản ánh về tình trạng phá rừng lấy gỗ trên địa bàn huyện Mai Sơn đang diễn ra rất phức tạp và có dấu hiệu không dừng lại. Để có thông tin sát thực nhất, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có mặt tại bản Xum, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn để nắm bắt tình hình.

Trong vai người đi mua cây cà phê PV được người dân chỉ đường dẫn đến đồi nhỏ để bắt đầu đi sâu vào khu vực rừng đang bị tàn phá. Sau gần 1 tiếng đồng hồ men theo đường mòn được người dân mở ra để vào rừng thì bắt đầu xuất hiện tình trạng rừng bị tàn phá.

tm-img-alt
Lối mòn được người dân mở ra để vào rừng. 

Để nắm được tình trạng phá rừng chúng tôi bắt đầu chia nhau ra để thị sát. Tại đây, có 3 quả đồi và cây cối ở đây đã bị đốn hạ chỉ còn lại gốc và cảnh đốt lá cây đen sì cả mấy quả đồi.

Tiếp tục đi sâu vào giữa khu rừng thì tình trạng chặt phá rừng càng nhiều. Nhìn tổng quát cả khu rừng thì hầu như chỉ có một vài cây sót lại. Tuy nhiên, những cây còn sót lại cũng đã được chặt đánh dấu. Theo người dân ở đây những cây còn lại đã được đánh dấu là để người khác biết đã có chủ nhân khỏi ai chặn mất “phần” của mình.

tm-img-alt
Cảnh tượng đốt rừng lộ rõ ngay gần lối lên rừng. 

Với khoảng 3 tiếng đồng hồ thâm nhập vào đây thì cảnh tượng những gốc cây đường kính lớn hai người ôm cũng bị “lâm tặc” đốn hạ trước đó chưa lâu. Gỗ đã bị các đối tượng cắt xẻ đưa ra khỏi rừng. Ngoài ra, một số khúc gỗ đã được cắt thành khúc ra để chuẩn bị di chuyển ra khỏi rừng. Theo qua sát thì cũng phải hàng chục gốc cây to bằng 2 người ôm đã bị đốn hạ lấy gỗ ra khỏi rừng. Còn lại thì đã bị chặt phá chỉ còn lại gốc to nhỏ.

Ngược lại ngã ba đường con đường mòn đi lên khu rừng chúng tôi di chuyển qua nhánh rẽ bên trái. Theo dấu vết đường người dân mở lên để lấy gỗ khu vực rừng thứ hai tiếp tục bị xâm hại. Tại đây, nhiều cây gỗ lớn cũng vừa bị “lâm tặc” đốn hạ, cảnh tượng đốt lá cây để trồng cây cà phê đang lộ nguyên ở cả khu rừng. Nhìn những lối mòn khác, có thể thấy việc rừng còn bị xâm hại ở những khu vực lân cận...

tm-img-alt
Một trong những cây đã bị đốn hạ chỉ còn lại gốc trơ trọi ở khu rừng này. 

Như vậy, sau một buổi chiều phóng viên có mặt trong rừng thì chứng cứ cảnh phá rừng ở khu vực này đã có đầy đủ. Khi trời gần nhá nhem tối PV đã liên hệ với anh Tòng Văn Nhất, trưởng bản Xum để nắm bắt thông tin. Theo anh Nhất cho hay: “Tình trạng phá rừng ở đây đã diễn ra từ lâu. Chúng tôi cũng rất quyết liệt và báo cáo liên tục lên cơ quan cấp trên nhưng vẫn không ngăn cấm được. Tôi là người ở bản nên mỗi lần nhắc nhở thì họ dọa nạt, họ còn dọa không cho chặt thì chúng tôi vào vườn cưa cây của nhà tôi….”.

Cũng theo anh Nhất thì rừng bị tàn phá là rừng sản xuất, diện tích bị phá gần 10 hecta. Và, tình trạng này diễn ra từ năm 2019.

tm-img-alt
tm-img-alt
Những khúc gỗ đã bị cưa hạ xuống chưa kịp di chuyển ra khỏi rừng. 

Tiếp tục gõ cửa Hạt kiểm Lâm huyện Mai Sơn chúng tôi được ông Nguyễn Mạnh Cường, Hạt phó hạt Kiểm lâm Mai Sơn tiếp nhận. Theo ông Cường xác nhận có tình trạng người dân phá rừng ở bản Xum, xã Chiềng Mung. Đây là số diện tích rừng do dân phát lấn, phát vén xảy ra từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, từ năm 2019, người dân đã lợi dụng lúc lực lượng chức năng không có mặt thường xuyên và chặt phá cây rừng. Năm 2020, Hạt Kiểm lâm Mai Sơn cũng đã xử phạt hành chính 2 đối tượng có hành vi phá rừng.

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
Một số gốc còn lại thì đã được đánh dấu để lần sau vào đốn hạ. 

“Trước tình trạng phá rừng xảy ra tại bản Xum, Hạt Kiểm lâm Mai Sơn đã cử đoàn công tác đến UBND xã Chiềng Mung để ghi nhận, kiểm đếm số diện tích rừng bị phá để có hướng xử lý vi phạm. Đến nay, UBND xã Chiềng Mung đã lập biên bản đình chỉ, yêu cầu người dân không được đốt nương, dừng ngay hành vi phá rừng. Chúng tôi đang cho điều tra, xác minh để xử lý các đối tượng theo quy định”, ông Cường thông tin.

Bài 2: Ai chịu trách nhiệm rừng ở Mai Sơn, Sơn La bị tàn phá?

Bạn đang đọc bài viết Mai Sơn, Sơn La: Nhiều năm liền rừng bị tàn phá nghiêm trọng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề