Thứ hai, 29/04/2024 04:47 (GMT+7)

Mầm non tư thục miền núi: Giáo viên bỏ nghề, chủ trường nợ ngập đầu

MTĐT -  Thứ năm, 31/03/2022 14:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Yên Bái – Nhiều trường mầm non tư thục trên địa bàn đứng trước nguy cơ phải giải thể vì không có nguồn thu do học sinh nghỉ học kéo dài.

tm-img-alt
Nhiều trường mầm non tư thục đóng cửa, nghỉ dạy khiến các chủ trường đau đầu lo chi phí để duy trì hoạt động. Ảnh: Văn Đức.

Giáo viên chuyển nghề, đổi việc

Đối với các trường mầm non tư thục, không có học sinh đồng nghĩa với việc không có khoản thu, không có lương. Việc này khiến cho nhiều giáo viên phải đánh đu với công việc khác để kiếm thêm thu nhập, nuôi sống gia đình chờ đợi việc đi dạy trở lại.

Trao đổi với PV, cô giáo Nguyễn Thị Hà (giáo viên mầm non tư thục tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) cho biết: "2 năm nay, cứ đi dạy được một thời gian lại nghỉ, thời gian ở nhà nhiều hơn lên lớp, lương thì không có vì không đi dạy học".

Trong thời gian đó, kinh tế gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng làm lái xe tải, tuy vậy, do dịch bệnh kéo dài nên xe cũng dừng chạy, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn.

Cô Hà tâm sự: "Dù rất khó lựa chọn nhưng vẫn quyết định nghỉ việc tại trường để về làm kinh tế, hai vợ chồng mở quán buôn bán nhỏ để lấy tiền nuôi con cái".

Các trường mầm non tư thục tạm nghỉ khiến các giáo viên phải đi kiếm các công việc khác để có đủ tiền trang trải cuộc sống.
Các trường mầm non tư thục tạm nghỉ khiến các giáo viên phải đi kiếm các công việc khác để có đủ tiền trang trải cuộc sống.

Cũng như cô giáo Hà, cô giáo Hoàng Thị Giang (giáo viên mầm non 1 trường tư thục trên địa bàn TP.Yên Bái) cũng phải tất bật xoay sở trong thời gian nghỉ dịch để chờ đi dạy lại.

Cô Giang chia sẻ: “Trong những ngày nghỉ dạy, mình tranh thủ liên kết với các đại lý, người dân tại các huyện để bán thêm các mặt hàng đặc sản vùng miền".

Tuy vậy, việc buôn bán cũng chỉ mang tính chất thời vụ, lo cuộc sống hàng ngày, bản thân vẫn mong muốn gắn bó với nghề, chị Giang bộc bạch.

Thực trạng các trường mầm non tư thục phải nghỉ dẫn đến khó khăn cho các gia đình, giáo viên và cả các chủ trường.
Thực trạng các trường mầm non tư thục phải nghỉ dẫn đến khó khăn cho các gia đình, giáo viên và cả các chủ trường.

Chủ trường bán xe trả lãi ngân hàng, đi làm thuê để lấy tiền duy trì

Trường nghỉ học, không có nguồn thu, trong khi các chủ trường hàng tháng vẫn đang phải gánh hàng chục tiền thuê mặt bằng, tiền nợ ngân hàng khiến nhiều người phải bán xe, cầm cố nhà cửa.

Trao đổi với PV, anh Vũ Văn Minh - chủ trường Trường mầm non tư thục Dino (phường Bắc Lệnh, TP. Lào Cai) cho biết: "Trường mới được đầu tư xây dựng năm 2019, vừa đi vào hoạt động thì dịch bệnh nên đóng cửa thường xuyên".

Anh Minh chia sẻ, hiện tại vẫn đang nợ 3 tỉ đồng tiền vốn bỏ ra để xây dựng và duy trì họat động. Sắp tới nếu không được tiếp tục dạy học thì có thể phải bán xe ôtô để trả lãi hàng tháng.

Nhiều trường học đứng bên bờ vực giải thể, đóng cửa vì không thể duy trì.
Nhiều trường học đứng bên bờ vực giải thể, đóng cửa vì không thể duy trì.

Tình trạng các chủ trường phải gánh nợ, trở thành con nợ xảy ra tại nhiều địa phương, nhất là đối với trường phải thuê mặt bằng, mới xây dựng.

Chị Hoàng thị Hồng Thắm – Hiệu trưởng Trường mầm non tư thực Nhật Minh (phường Bình Minh, TP.Lào Cai) chia sẻ: “Cơ sở là nhà thuê, hoạt động 5 - 6 năm nay, việc giải thể cũng là hướng mà bản thân đang suy nghĩ. Nhưng tiếc tâm huyết xây dựng bao năm nay nên vẫn đang cố gắng để duy trì".

Theo chủ trương này, để có thêm thu nhập trong thời gian nghỉ dạy, chị cũng như một số giáo viên đã kiếm thêm các nghề khác để có thêm thu nhập như bán hàng online, đi làm thêm một số việc bán thời gian.

Các điểm trường mầm non tư thực đang gặp khó khăn vì không được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước.
Các điểm trường mầm non tư thực đang gặp khó khăn vì không được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Trao đổi với PV về vấn đề này, đại diện phòng Giáo dục và Đào tạo TP.Lào Cai chia sẻ, nhiều thời điểm được phép mở cửa, nhưng do tâm lý lo ngại của phụ huynh, nên nhiều cơ sở mầm non không có học sinh.

Theo vị đại diện này, từ đầu năm đến nay, có ít nhất 3/42 cơ sở mầm non ở TP.Lào Cai đã phải giải thể do đóng cửa lâu ngày.

Vị này khẳng định đây là thực trạng chung của các trường tư thục trên địa bàn, tuy nhiên hiện ngành vẫn chưa có chính sách hỗ trợ đặc thù để giúp đỡ các trường vượt qua khó khăn, tiếp tục duy trì.

Bạn đang đọc bài viết Mầm non tư thục miền núi: Giáo viên bỏ nghề, chủ trường nợ ngập đầu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo laodong.vn

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.