Thứ năm, 09/05/2024 08:38 (GMT+7)

Ngôi làng lạnh nhất thế giới ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục vào mùa hè

MTĐT -  Thứ tư, 05/07/2023 16:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo phương tiện truyền thông, ngôi làng Oymyakon ở vùng Viễn Đông của Nga đã lập kỷ lục về nhiệt độ 3/7 khi nhiệt kế chỉ 32 độ C.

Kênh RT đưa tin một kỷ lục nhiệt độ cao mới đã được thiết lập tại ngôi làng Oymyakon - nơi được gọi là khu vực có người sinh sống lâu dài lạnh nhất thế giới. 

Theo truyền thông địa phương, nhiệt độ tại ngôi làng nằm ở vùng Yakutia xa xôi, hay Cộng hòa Sakha, đã lên tới 32 độ C vào ngày 3/7, vượt qua kỷ lục trước đó là 30,5 độ C được thiết lập vào cùng ngày vào năm 1949. Hiện tượng cháy rừng cũng đã xảy ra tại khu vực này do đợt nắng nóng gần đây.

tm-img-alt
Mùa đông tại làng Oymyakon, Nga. Ảnh: Sputnik 

Vào cùng ngày, người đứng đầu Cộng hòa Sakha, ông Aisen Nikolaev đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi các đám cháy rừng lớn lan rộng vào cuối tuần. Ông Nikolaev lưu ý rằng làng Oymyakon là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Vừa qua hơn 110 đám cháy rừng đang hoành hành trên diện tích khoảng 61.000 ha, tương đường 3/4 diện tích thành phố New York (Mỹ).

Oymyakon là một trong những nơi lạnh nhất ở Bắc bán cầu, từng ghi nhận nhiệt độ âm 67,7 độ C vào năm 1933. Tuy nhiên, một kỷ lục nhiệt độ thấp chưa được xác minh đã được thiết lập 7 năm trước đó, ở ngưỡng âm 71,2 độ C. Bất chấp điều kiện thời tiết khắc nghiệt, Oymyakon có dân số thường trú khoảng 500 người.

Biến đổi khí hậu đặt ra một mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng đối với Cộng hòa Sakha vì phần lớn cơ sở hạ tầng tại đây được xây dựng trên băng vĩnh cửu. Các chuyên gia cảnh báo rằng sự tan băng có thể dẫn đến sự phân nhánh kinh tế và xã hội lớn trong khu vực.

Vĩnh Hải (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Ngôi làng lạnh nhất thế giới ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục vào mùa hè. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Những phụ nữ bảo vệ rừng ngập mặn ở Colombia
7 giờ sáng ở Tumaco, thị trấn ven biển ở Narino (Colombia), cô Anabel Magallanes đi bộ qua bãi bồi rừng ngập mặn khi thủy triều xuống. Cô tìm kiếm piangua, một loài nhuyễn thể giàu dinh dưỡng, đồng thời tham gia trồng cây giống, bảo tồn rừng ngập mặn.

Tin mới