Thứ hai, 29/04/2024 17:58 (GMT+7)

Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới về lượng rác thải nhựa

Đại Phong -  Thứ tư, 05/07/2023 08:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhật Bản đứng thứ 2 trên thế giới về quản lý rác thải nhựa, chỉ sau Đức, mặc dù quốc gia này được ca ngợi về tỷ lệ tái chế nhựa lên tới hơn 85%.

Theo báo Nikkei Asia, đã ba năm kể từ khi các nhà bán lẻ tại Nhật Bản bắt đầu tính phí túi nylon, từ ngày 1/7/2020.

Các khoản phí này đã giúp giảm thiểu rác thải nhựa ở Nhật Bản, với 80% người mua sắm từ bỏ túi sử dụng một lần. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn tạo ra lượng rác thải nhựa tính theo đầu người lớn thứ hai thế giới. Một chuyên gia đã nói rằng việc thay đổi phí chỉ là bước đầu tiên để giảm rác thải nhựa, do đó cần phải nỗ lực hơn nữa.

Hiểm hoạ tiềm tàng

Theo số liệu từ BBC, năm 2019, châu Á sản xuất 54% lượng nhựa trên toàn thế giới, dẫn đầu là Trung Quốc và Nhật Bản. Khoảng một nửa số rác thải nhựa được tìm thấy trên các đại dương chỉ đến từ 5 quốc gia: Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

tm-img-alt
Rác thải nhựa trở thành vấn nạn ở châu Á, gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Ảnh: Nippon.

Các sản phẩm nhựa dùng một lần, bao gồm cả túi nylon, không dễ phân hủy một khi chúng được thải ra biển hoặc sông, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Các hạt vi nhựa không thể phân huỷ chính là mối đe doạ đổi với động vật hoang dã và sức khoẻ con người. Ô nhiễm nhựa ảnh hưởng tiêu cực đến 90% các loài sinh vật biển. Dù tác động với con người vẫn chưa được nghiên cứu sâu, người ta đã tìm thấy các vi hạt trong máu, nhau thai và sữa mẹ.

Theo Viện Quản lý Chất thải Nhựa tại Tokyo, vào năm 2020, chỉ có 21% chất thải nhựa được tái chế nguyên liệu, nghĩa là tái sử dụng sản phẩm. 63% được xử lý dưới dạng "tái chế nhiệt", tức đốt nhựa để lấy năng lượng.

Tetsuji Ida, nhà báo chuyên viết về đề tài môi trường, cho biết: "Điều đó có nghĩa là 2/3 rác thải nhựa trên thực tế được đốt. Ở châu Âu, việc tái chế nhiệt này sẽ được coi là thu hồi năng lượng chứ không phải tái chế". Ông cũng nói rằng Nhật Bản là nước xuất khẩu rác thải nhựa lớn nhất.

Năm 2020, Nhật Bản đã xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á 820.000 tấn rác thải nhựa, chiếm khoảng 46% tổng lượng nhựa của khu vực này.

Theo nhà báo Ida, một phần vấn đề là do chiến lược xử lý rác thải nhựa của Nhật Bản khiến người tiêu dùng và chính quyền địa phương chịu gánh nặng lớn.

"Bước tốn kém nhất trong quy trình tái chế là phân loại, được thực hiện thủ công và chi trả bởi chính quyền địa phương. Điều đó có nghĩa là gánh nặng thuộc về người nộp thuế, trong khi các công ty chỉ trả phí tái chế chứ không cần bỏ tiền vào việc thu gom rác hay quản lý nội bộ", ông nói.

Tỷ lệ sử dụng túi nhựa giảm một nửa

Trong nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa, từ tháng 7/2020, chính phủ bắt buộc tất cả các nhà bán lẻ phải tính phí túi nhựa.

Theo Hiệp hội chuỗi cửa hàng Nhật Bản, tỷ lệ người mua sắm từ chối sử dụng túi nhựa khi thanh toán tại các siêu thị ở Nhật Bản đạt 80,26% trong năm tài chính 2021, tăng mạnh so với mức 57,21% trong năm tài chính 2019, trước khi các khoản phí được áp dụng.

Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi trung tâm nghiên cứu kinh tế JCER cho thấy tổng số túi nhựa được phân phối tại Nhật Bản vào năm 2019 là khoảng 197.160 tấn. Con số này giảm một nửa xuống còn 100.410 tấn vào năm 2021.

tm-img-alt
Nhật Bản gặp vấn đề nghiêm trọng khi sản xuất và tiêu thụ nhiều nhựa dùng một lần. Ảnh: Financial Times.

Chính quyền thị trấn Kameoka, Kyoto, vào tháng 1/2021 đã trở thành đô thị đầu tiên trong cả nước ban hành sắc lệnh cấm tất cả các nhà điều hành doanh nghiệp trong thành phố - hoặc tổng cộng khoảng 700 cửa hàng - cung cấp túi nhựa cho người mua hàng.

Túi giấy, thay thế túi nhựa, hiện cũng phải trả phí. Nhờ đó, tỷ lệ người dân mang theo túi tái sử dụng khi đi mua sắm tăng từ 50% lên 90%, giúp giảm khoảng 700.000 túi nhựa/tháng.

Theo một cuộc khảo sát dư luận do Văn phòng Nội các tiến hành vào mùa Thu năm ngoái, 60% người dân cho biết họ “đã nhận thức rõ hơn về nhu cầu giảm thiểu rác thải nhựa và có hành động phù hợp” kể từ khi các khoản phí đối với túi nhựa được đưa ra.

Ông Tsutomu Mizutani, người đứng đầu văn phòng thúc đẩy tái chế tại Bộ Môi trường, cho biết, nhận thức của mọi người về vấn đề rác thải nhựa ngày càng tăng chứng tỏ sự thay đổi trong quy định đã có hiệu quả ở một mức độ nào đó.

Tuy nhiên, lượng chất thải nhựa được sản xuất trong nước lên tới 8,24 triệu tấn vào năm 2021. Túi nhựa chỉ chiếm 1,2% trong tổng số này.

Vào năm ngoái, chính phủ Nhật đã bắt buộc các nhà điều hành doanh nghiệp phải giảm thiểu chất thải từ 12 sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao gồm thìa, nĩa và các đồ dùng do khách sạn cung cấp, đồng thời thúc đẩy việc giới thiệu các loại nhựa ít gây hại môi trường.

Tuy nhiên, theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, khối lượng rác thải hộp và bao bì nhựa tính theo đầu người ở Nhật Bản đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ.

Một tổ chức quốc tế thậm chí đã ước tính rằng nếu không thực hiện các biện pháp hiệu quả, lượng rác thải nhựa được tạo ra trên toàn thế giới vào năm 2060 sẽ lên tới 1,014 tỷ tấn, gấp khoảng ba lần so với năm 2019.

Ông Hiroyuki Ueda, nhà nghiên cứu cấp cao tại Công ty nghiên cứu và tư vấn Mitsubishi UFJ, người rất am hiểu về vấn đề rác thải nhựa, cho biết: “Các biện pháp ở Nhật Bản vẫn chỉ đi được nửa chặng đường. Khu vực công và tư nhân phải chung tay để hướng tới việc giảm thiểu chất thải hơn nữa và tái chế nhiều hơn”.

Bạn đang đọc bài viết Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới về lượng rác thải nhựa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Thúc đẩy hành động để giải quyết các thách thức toàn cầu
Cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về 'hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia nhằm tìm kiếm giải pháp cho những thách thức toàn cầu hiện nay.

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...