Thứ bảy, 27/04/2024 17:01 (GMT+7)

Quảng Bình: Cần kiểm tra việc lấn chiếm và sử dụng đất trồng rừng tại huyện Bố Trạch

Phạm Trung -  Thứ hai, 25/09/2023 08:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiện tượng người dân lấn chiếm đất trồng rừng của Công ty TNHH một thành viên Lâm công nghiệp Bắc Quảng Bình (Công ty LCN BQB) đang quản lý, khai thác đang diễn ra ngày một nhiều và liều lĩnh hơn trên địa bàn huyện Bố Trạch.

Bài 2: Cần sự can thiệp quyết liệt của chính quyền và người dân.

Cũng như ở bài trước" Dân liều lĩnh chiếm đất để trồng rừng" đã nêu về bất cập quản lý, bảo vệ và giao đất, cũng như hợp tác còn nhiều vấn đề cần phải xem xét lại.

Trong quá trình thực hiện, tìm hiểu thông tin và tổng hợp ý kiến của các cơ quan chức năng, cũng như đơn vị quản lý địa giới hành chính sở tại, phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã nhận được nhiều ý kiến tích cực hợp tác. Ngoài ra, cũng còn đó là hạn chế, né tránh và tiêu cực trong công tác bảo vệ, sử dụng đất lâm nghiệp.

Dân mong có đất để được trồng rừng.

tm-img-alt

Bên trạm Liên ngành Kiểm lâm Khe Sến (huyện Bố Trạch) là diện tích 5,3 ha trồng keo nguyên liệu, nhưng thay vào đó lại được trồng cây nông sản trong một thời gian dài.

Như ở giai đoạn từ năm 2009 đến 2016, Công ty triển khai thực hiện giao khoán theo cách riêng của công ty, các đối tượng lựa chọn là cán bộ công nhân viên của Công ty theo Nghị định số: 135/2005/NĐ-CP về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh và được ban hành vào ngày 8/11/2005 mà không có sự tham gia của UBND xã.

Trao đổi với ông Hoàng Hữu Thăng, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Trạch cho biết: Từ năm 2017 đến năm 2021 Công ty LCN BQB không căn cứ Nghị định 168/2016/NĐ-CP về trình tự thủ tục và lựa chọn đối tượng để thực hiện giao khoán hợp đồng liên doanh đất lâm nghiệp để trồng rừng sản xuất. Các đối tượng được lựa chọn để hợp tác không phải 100% là người dân địa phương mà còn một số đối tượng ở thành phố Đồng Hới nhận giao khoán.

tm-img-alt

Từ đường mòn Hồ Chí Minh di chuyển vào thửa đất có đào ao và dựng lán trại để chăn nuôi khoảng 500m, vậy mà từ kiểm lâm đến Công ty đều trả lời không biết.

Đến ngày 17/3/2022, Công ty LCN BQB lúc này mới áp dụng Nghị định 168/2016/NĐ-CP để triển khai hợp tác đầu tư trồng rừng với người dân địa phương thuộc xã Xuân Trạch (huyện Bố Trạch). Tại đây, Công ty LCN BQB cũng nhờ UBND xã gửi thông báo rộng rãi đến với người dân ở các thôn được biết và ai có nhu cầu sẽ làm đơn đăng ký. Về đối tượng hợp đồng, ưu tiên cho hộ gia đình chưa có rừng sản xuất, chưa có đất trồng cây cao su và có nhân lực về lao động để đảm bảo trồng rừng có hiệu quả.

tm-img-alt

Ngoài ra, UBND xã cũng mong muốn những diện tích đất mà Công ty LCN BQB không sử dụng hoặc không đủ nhân lực để bảo vệ và khai thác cũng nên giao lại cho xã để xã có phương án giao về cho người dân nơi đây có đất để trồng rừng và phát triển thêm kinh tế. Cùng đó, là công tác bảo vệ cũng như ổn định tình hình an sinh xã hội và ổn định chính trị, cũng như tôn giáo tại địa phương. Ông Thăng cho biết thêm.

UBND xã Xuân Trạch cũng đề nghị Công ty LCN BQB báo cáo đầy đủ các diện tích và đối tượng giao khoán đất lâm nghiệp để trồng rừng sản xuất từ trước tới nay. Phân loại rõ đối tượng hợp đồng nào là giao khoán với cá nhân, đối tượng hợp đồng nào là giao khoán cho hộ gia đình để đối chiếu quy định tại Nghị định 168/2016 (Tại khoản 2-điều 6 giao khoán không quá 15 ha đối với cá nhân và 30 ha đối với hộ gia đình)

Đề nghị dừng việc giao khoán đất lâm nghiệp, khi chưa giải quyết dứt điểm những tồn tại trong quản lý gây ra tránh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp.
Cùng đó, quản lý chặt chẽ việc thực hiện hợp đồng giao khoán đất trồng rừng đã được thực hiện ổn định, đúng quy định. Tránh trường hợp hợp đồng chưa rõ ràng, chặt chẻ dẫn đến bao che, đổ trách nhiệm về mặt quản lý cho nhau giữa bên giao và bên nhận khi xãy ra vi phạm.

Cũng như tăng cường bảo vệ khu vực đất mà UBND tỉnh đã giao quản lý, có biện pháp ngăn chặn kịp thời người dân đến trồng cây lấn chiếm, có phương án tổ chức sản xuất hợp lý có hiệu quả.

tm-img-alt

Ông: Nguyễn Cẩm Long (bên trái) - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bố Trạch đang làm việc cùng phóng viên.

Về phía UBND huyện Bố Trạch, ông Nguyễn Cẩm Long - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bố Trạch cho biết: Tôi sẽ tham mưu cho huyện và các ngành, cùng địa phương nữa để kiểm tra lại những vấn đề mà báo đã phản ánh. Vì phòng Nông nghiệp chỉ quản lý về mặt cây trồng, còn về đất liên quan đến Phòng Tài nguyên và môi trường, cũng như còn các phòng ban khác nữa.

Còn lại địa phương là đơn vị gần gũi nhất để nắm về thông tin này, ngoài ra tai mắt là nhân dân. Huyện cũng có cái khó khăn và mong anh em báo chí chia sẻ. Đó là việc diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn công ty LCN BQB sử dụng rất là nhiều, nên việc chỉ để chỉ đạo đến nông lâm trường này là vấn đề nan giải. Vì Lâm nông trường này là thuộc chỉ đạo của tỉnh, còn đối với huyện chỉ là mặt giám sát. Ông Long cho biết thêm.

Vòng vo, bao biện cho những sai phạm.

tm-img-alt

Công đoàn Kiểm lâm Bố Trạch trồng sắn trên diện tích 5,3ha (X) hợp tác trồng cây keo nguyên liệu với Công ty LCN BQB ngay bên cạnh đường mòn Hồ Chí Minh.

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã phát hiện nhiều sai phạm trong sử dụng đất lâm nghiệp của Công ty LCN BQB và Công đoàn Hạt Kiểm lâm Bố Trạch. Những sai phạm bao gồm việc đào bới để làm hồ nuôi cá, dựng lán lều và chuồng trại để chăn nuôi trên diện tích đất lâm nghiệp của Công ty LCN BQB tại Tiểu khu 238.

Ngoài ra, còn có diện tích không được sử dụng để trồng cây theo hợp đồng mà thay vào đó là trồng cây nông sản. Điều này cũng áp dụng cho diện tích đất mà Công đoàn Hạt Kiểm lâm Bố Trạch xin để làm quỹ Công đoàn, nhưng lại sử dụng để trồng cây nông sản tại lô 1 - khoảnh 7 - tiểu khu 237 thuộc xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Trong quá trình thực tế, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã phát hiện nhiều sai phạm trong sử dụng đất Lâm nghiệp của Công ty LCN BQB và Công đoàn Hạt Kiểm lâm Bố Trạch.

tm-img-alt

Ngoài 2 hồ được đào bởi máy múc, còn có các lán trại được dựng kiên cố để chăn nuôi và sinh hoạt.

Những sai phạm bao gồm việc đào bới để làm hồ nuôi cá, dựng lán lều và xây chuồng trại để chăn nuôi trên diện tích đât lâm nghiệp của Công ty LCN BQB tại Tiểu khu 238.

Ngoài ra, còn có diện tích không được sử dụng để trồng cây theo hợp đồng mà thay vào đó là trồng cây nông sản. Điều này cũng áp dụng cho diện tích 5,3ha đất mà Công đoàn Hạt Kiểm lâm Bố Trạch xin để làm quỹ Công đoàn, nhưng lại sử dụng để trồng cây nông sản tại lô 1 - khoảnh 7 - tiểu khu 237 thuộc xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

tm-img-alt

Ông: Phan Thanh Long - Hạt phó Hạt Kiểm lâm Bố Trạch đã vòng vo và bao biện bằng lý do chưa nắm được thông tin và không biết về việc vi phạm. Ông đã hứa sẽ kiểm tra và báo cáo lại sau này.

Tại buổi làm việc với Hạt Kiểm lâm huyện Bố Trạch, PV đã đặt câu hỏi về việc vi phạm của Công ty LCN BQB và Công đoàn Hạt Kiểm lâm Bố Trạch. Ông Đoàn Văn Ngãi - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Bố Trạch đã giao cho Phan Thanh Long - Hạt phó và ông Nguyễn Văn Thông - Cán bộ kỹ thuật của Hạt Kiểm lâm Bố Trạch để cung cấp thông tin và tài liệu.

Trong quá trình làm việc và được hỏi về việc Công đoàn Hạt kiểm lâm của mình đang sử dụng đất sai mục đích và việc đất lâm nghiệp của Công ty LCN BQB vi phạm vì sao Hạt lại không xử lý hay tham mưu để UBND xã có hướng xử lý hoặc có báo cáo với huyện hoặc cấp cao hơn.

Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, ông Long đã vòng vo và bao biện bằng lý do chưa nắm được thông tin và không biết về việc vi phạm. Ông sẽ cho kiểm tra và báo cáo lại sau này.

Từ những thông tin trên, có thể thấy rằng, ông Long đang trì hoãn việc xử lý sai phạm và không đưa ra giải pháp cụ thể. Việc này gây ra sự lo ngại về việc tuân thủ pháp luật và công bằng trong việc xử lý các vụ vi phạm môi trường.

Tại Công ty LCN BQB, sau một thời gian đặt lịch làm việc. Phóng viên đã được gặp và làm việc với ông Trần Quang Đảm, Giám đốc Công ty TNHH MTV LCN Bắc Quảng Bình.

tm-img-alt

Ông: Trần Quang Đảm - Giám đốc Công ty TNHH MTV LCN Bắc Quảng Bình lấy Nghị định 1562018NĐ-CP để bao biện cho những sai phạm mà ông biết nhưng không chịu xử lý.

Khi được đề cập về việc diện tích hợp tác đầu tư trồng rừng keo, nguyên liệu với công ty đang sử dụng đất sai mục đích và vi phạm cam kết với công ty, thì ông Đảm đã trả lời rằng ông sẽ kiểm tra, thông tin về việc sử dụng đất sai mục đích và vi phạm cam kết của các hộ hợp tác đầu tư trồng rừng keo nguyên liệu. Ông cho biết ông chưa có cơ hội đến đó để biết chính xác những thông tin này.

Ngoài ra, ông Đảm đã đề cập đến Nghị định 156/2018/NĐ-CP, được ban hành vào ngày 16/11/2018, liên quan đến Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Ông sử dụng nghị định này như một lý do để giải thích cho các sai phạm được đề cập.

tm-img-alt

Lô hợp tác trồng 5,3ha rừng được bôi đen tại khoảnh 7 - tiểu khu 237 được biểu thị rõ và cũng tại diện tích đó là Chốt bảo vệ rừng của công ty và Trạm liên ngành Khe Sến của Kiểm lâm Bố Trạch.

Tuy nhiên, việc ông Đảm chỉ dựa vào Nghị định mà không cung cấp được các thông tin cụ thể, hoặc bằng chứng về việc tuân thủ pháp luật, trong việc sử dụng đất và cam kết với công ty làm cho dư luận đặt nghi vấn về sự minh bạch và trách nhiệm của công ty LCN BQB trong hoạt động của mình.

Việc trồng cây nông sản tại lô 1 - khoảng 7 - tiểu khu 237 với diện tích 5,3 ha trong một thời gian dài và việc đào hồ nuôi cá cũng như dựng lán trại trên đất rừng có diện tích lớn đã gây nghi ngờ về việc có phạm luật hay không. Tuy nhiên, ông Đảm vẫn lại căn cứ vào Nghị định 156.

Ông Đảm cho rằng, việc sử dụng đất rừng để kết hợp sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp với diện tích chiếm 30% là được theo quy định trong nghị định. Tuy nhiên, khi được hỏi về cách xác định con số 30% này và diện tích được quy định cụ thể, ông Đảm không cung cấp thông tin.

tm-img-alt

Ngay Bìa của hợp đồng có ghi rõ là "hợp tác đầu tư trồng rừng keo nguyên liệu" vậy mà việc đào bới và không sử dụng đất lâm nghiệp theo đúng như thỏa thuận của hợp đồng lại được giám đốc Công ty bao biện để bỏ qua những sai phạm đó.

Đáng chú ý là trên trang đầu tiên của "Hợp đồng hợp tác đầu tư trồng rừng keo nguyên liệu" đã ghi rõ về việc này. Tuy nhiên, giám đốc Công ty LCN BQB vẫn khăng khăng cho rằng việc vi phạm là được phép.

Theo như hợp đồng hợp tác đầu tư trồng rừng keo nguyên liệu, công ty LCN BQB có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật, nghiệm thu trồng hàng năm và có xác nhận của Giám đốc.

Ngoài ra, khi trồng xong rừng công ty đều tổ chức nghiệm thu. Và từ cuối năm 2019 tới nay ông Đảm là người trực tiếp phụ trách việc trồng rừng, ký các biên bản và thanh lý công tác trồng, chăm sóc rừng mà nói tôi không biết gì là hoàn toàn thiếu trách nhiệm.

Công đoàn Kiểm lâm Bố Trạch đã sử dụng diện tích trồng nông sản trong vùng bảo vệ rừng Khe Sến của Công ty LCN BQB và Trạm liên ngành Khe Sến (của Hạt Kiểm lâm Bố Trạch), nằm ngay bên đường mòn Hồ Chí Minh và việc đào hồ cá trên đất lâm nghiệp tại Tiểu khu 238, cách đường mòn Hồ Chí Minh khoảng 500m.

tm-img-alt

Vậy mà, Hạt kiểm lâm Bố Trạch và Giám đốc Công ty LCN BQB trả lời là không biết. Theo cách trả lời như vậy có phải cách làm việc và quản lý đang thiếu trách nhiệm với nhiệm vụ mà mình đang thực hiện hay không?

Công ty LCN BQB tự cho mình quyền hạn trên cả pháp luật, đó là cho phép những cá nhân, hộ gia đình hợp tác sử dụng đất sai mục đích mà không cần phải qua các cấp chính quyền nhà nước để đăng ký, sử dụng và chuyển đổi mục đích. Việc chưa giám sát, chỉ đạo đã  xảy ra hệ lụy, sai phạm như vậy được coi là hành vi xem thường pháp luật.

Cần chính quyền vào cuộc và có hành động quyết liệt.

Nguyên nhân dẫn đến người dân địa phương tranh giành, lấn chiếm đất ở đây chủ yếu là do cách làm của Công ty LCN BQB và vì lợi ích cá nhân. Việc giao khoán đất lâm nghiệp của Công ty LCN BQB có dấu hiệu buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm.

Ngoài ra, việc sử dụng đất lâm nghiệp để trồng nông sản hoặc đào hồ nuôi cá là vi phạm pháp luật về lâm nghiệp và môi trường. Việc này sẽ gây ra tác động xấu đến môi trường, gây mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng đến sản xuất lâm nghiệp.

Việc không xử lý kịp thời và nghiêm minh việc vi phạm này sẽ dẫn đến việc các tổ chức, cá nhân khác cũng sẽ không coi trọng và tuân thủ pháp luật về lâm nghiệp và môi trường.

Do vậy, rất cần có sự thực thi nghiêm túc và công bằng của pháp luật để bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên đất đai một cách bền vững.

Phát hiện và xử lý nhanh chóng sai phạm đất lâm nghiệp mà Công ty đang quản lý và sử dụng. Cần có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất và tài nguyên rừng của Công ty LCN BQB, đồng thời áp dụng các hình thức xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền lợi của người dân và bảo vệ tài nguyên rừng. Điều này sẽ giúp tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế địa phương.

Đây cũng là mong mỏi của người dân xã Xuân Trạch nói riêng, người dân các xã trên địa bàn huyện Bố Trạch và các vùng lân cận nói chung được hợp tác đầu tư trồng rừng keo nguyên liệu để tạo thêm thu nhập, ổn định kinh tế. Đó cũng là góp phần phát triển kinh tế địa phương và thúc đẩy đời sống người dân ở vùng sâu, vùng xa được ấm no - hạnh phúc./.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Bình: Cần kiểm tra việc lấn chiếm và sử dụng đất trồng rừng tại huyện Bố Trạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề