Thứ tư, 08/05/2024 16:07 (GMT+7)

Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi vai trò chủ trì tại Hội nghị COP16

MTĐT -  Thứ sáu, 04/08/2023 09:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định rút khỏi vai trò chủ trì các cuộc họp về COP16 dự kiến tổ chức tại nước này do nước này vẫn đang trong quá trình khắc phục hậu quả từ trận động đất kinh hoàng hồi đầu năm.

Theo Liên hợp quốc, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết không thể đảm nhiệm vai trò nước chủ nhà Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về Đa dạng Sinh học (COP16) vào năm 2024 do nước này vẫn đang trong quá trình khắc phục hậu quả từ trận động đất kinh hoàng hồi đầu năm.

Cơ quan theo dõi Công ước Liên hợp quốc về Đa dạng Sinh học (CBD) cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã "bày tỏ lấy làm tiếc" khi phải quyết định từ bỏ vai trò dẫn dắt các cuộc đàm phán COP16, dự kiến diễn ra từ ngày 21/10-1/11 năm sau.

tm-img-alt
Cảnh đổ nát sau trận động đất tại Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: AFP)

CBD cũng đang liên hệ với các nước khác để thay Thổ Nhĩ Kỳ đảm nhiệm vai trò này.

Theo kế hoạch, các cuộc đàm phán tại COP16 tới nhằm tìm cách triển khai thỏa thuận lịch sử đã đạt được tại hội nghị trước đó tổ chức tại thành phố Montreal, Canada vào tháng 12 năm ngoái.

Nội dung của thỏa thuận tại COP15 hướng tới việc cứu các vùng đất, đại dương và các loài sinh vật của Trái đất khỏi ô nhiễm, suy thoái và khủng hoảng khí hậu.

Thỏa thuận tại COP15 được đánh giá là "một hiệp ước hòa bình với thiên nhiên," có ý nghĩa như thỏa thuận mang tính bước ngoặt về ứng phó với biến đổi khí hậu đạt được tại Paris vào năm 2015.

Hơn 190 quốc gia đã cam kết tham gia vào quá trình đa dạng sinh học của Liên hợp quốc trong thỏa thuận này. Theo thỏa thuận trên, các nước cam kết đảm bảo 30% diện tích hành tinh là khu vực được bảo vệ vào năm 2030. Các cuộc đàm phán về thỏa thuận kéo dài trong 4 năm, bị gián đoạn bởi dịch COVID-19 cùng các vấn đề bất đồng giữa các nước.

Hải Đăng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi vai trò chủ trì tại Hội nghị COP16. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Những phụ nữ bảo vệ rừng ngập mặn ở Colombia
7 giờ sáng ở Tumaco, thị trấn ven biển ở Narino (Colombia), cô Anabel Magallanes đi bộ qua bãi bồi rừng ngập mặn khi thủy triều xuống. Cô tìm kiếm piangua, một loài nhuyễn thể giàu dinh dưỡng, đồng thời tham gia trồng cây giống, bảo tồn rừng ngập mặn.

Tin mới

Lợi ích sức khỏe khi ăn dứa
Quả dứa là loại trái cây thơm ngon mà hầu như ai cũng đã từng đôi lần nếm thử. Dứa không chỉ ngon mà còn giàu dinh dưỡng đối với cơ thể. Vậy những giá trị ấy là gì, sử dụng dứa trong thực đơn ra sao?.
Bài thơ: Tình tri kỷ   
Em đây rồi, đang ở trước mặt anh///Sau bao nhiêu năm kiếm tìm, trông đợi///Gặp em rồi, trong lòng vui phơi phới ////Mở con đường đến hạnh phúc, tương lai...
Cà Mau: Khởi động dự án Aqua Xanh
Hàng nghìn người nuôi tôm ở Cà Mau sẽ được tiếp cận các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước, thân thiện với môi trường và tạo ra giá trị bền vững.