Chủ nhật, 28/04/2024 16:00 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 11/4/2023

MTĐT -  Thứ ba, 11/04/2023 17:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 11/4/2023. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 11/4/2023 trên Môi trường và Đô thị Việt Nam.

Sẽ khởi công dự án cải tạo 7 ga đường sắt phía Bắc trong tháng 4

Theo Ban Quản lý dự án đường sắt, Dự án cải tạo các ga trên tuyến đường sắt phía Bắc có tổng mức đầu tư dự kiến là hơn 475 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 với thời gian thực hiện đến 2025. Dự án gồm 2 gói thầu xây lắp (XL01, XL02)

tm-img-alt

Trong tháng 4 sẽ khởi công dự án cải tạo 7 ga đường sắt phía Bắc. (Ảnh: Internet)

Về quy mô, dự án thực hiện cải tạo nâng cấp trên 3 tuyến đường sắt, bao gồm 3 ga hành khách gồm: ga Gia Lâm (tuyến Hà Nội - Đồng Đăng), ga Cẩm Giàng và ga Hải Dương (tuyến Gia Lâm - Hải Phòng); 4 ga hàng hóa gồm: ga Vật Cách, cảng Vật Cách (tuyến Gia Lâm - Hải Phòng), ga Đồng Đăng và ga Lạng Sơn (tuyến Hà Nội - Đồng Đăng), ga Xuân Giao (tuyến Yên Viên - Lào Cai). Bao gồm các hạng mục cải tạo nhà ga, ke ga, xây mới mái che ke ga; làm mới, sửa chữa đường sắt; làm mới, sửa chữa nhà kho; các công trình phụ trợ đồng bộ...

Ban Quản lý dự án đường sắt cho hay, gói thầu XL01 gồm cải tạo các ga Xuân Giao, Hải Dương, Gia Lâm, Cẩm Giàng, Đồng Đăng, Lạng Sơn có giá dự toán gần 194 tỷ đồng đồng, lựa chọn nhà thầu thông qua đấu thầu rộng rãi. Gói thầu XL02 gồm cải tạo ga Vật Cách và cảng Vật Cách (thành phố Hải Phòng), giá dự toán hơn 168 tỷ đồng.

Hà Nam: Một DN đăng ký thực hiện khu dân cư nông thôn gần 5.114 tỷ đồng

Chi phí sơ bộ của dự án là 4.963,266 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 150,658 tỷ đồng; tổng diện tích sử dụng đất khoảng 183.492 m2. Khu đất được quy hoạch xây dựng khu thương mại dịch vụ và khu dân cư mới đồng bộ về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật - xã hội.

tm-img-alt
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Vegetexco Vietnam thành lập năm 1988, được cổ phần hóa vào năm 2015. Doanh nghiệp này đang phát triển một số dự án bất động sản trên địa bàn Hà Nội như: Tòa nhà hỗn hợp số 2 Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa); Tòa nhà văn phòng tại khu Cầu Tiên (quận Hoàng Mai)...

Thanh Hóa: Chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Khu dân cư Cao Nguyên, thị trấn Ngọc Lặc

tm-img-alt
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Tổng mức đầu tư của dự kiến 602,031 tỷ đồng; tổng diện tích sử dụng đất 22,68 ha; quy mô đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, công cộng (bao gồm: san nền, đường giao thông, cây xanh, bãi đỗ xe, thể dục thể thao, cấp - thoát nước, cấp điện, điện chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy,…) và công trình nhà văn hóa, công trình dịch vụ thương mại. Sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở bao gồm: 673 căn nhà ở, trong đó 195 căn liền kề xây thô hoàn thiện mặt trước, 452 lô đất ở còn lại được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô bán nền và 26 lô đất tái định cư.

Tiến độ của dự án không quá 4 năm, từ quý III/2023 đến quý II/2027.

Bộ GTVT chốt tiến độ khởi công đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa

Theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa đã được Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư vào tháng 12/2007 với quy mô đường cấp III 2 làn xe.

Dự án đã được khởi công và triển khai xây dựng từ năm 2009, tuy nhiên thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ và Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ dự án đã bị đình hoãn từ năm 2011.

tm-img-alt

Bộ GTVT chốt tiến độ khởi công đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa trong năm 2023. (Ảnh: Internet)

Thực hiện Nghị quyết 66/2013/QH13 ngày 29/11/2013 và Nghị quyết số 63/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội, Bộ GTVT đã có Quyết định số 1032/QĐ-BGTVT ngày 28/7/2022 phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa với mục tiêu tiếp tục hoàn thành các hạng mục thi công dở dang, tránh lãng phí nguồn vốn nhà nước đã đầu tư, góp phần nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh với quy mô 2 làn xe.

Theo chủ trương đầu tư được duyệt, tiến độ triển khai công tác chuẩn bị đầu tư và khởi công dự án trong năm 2023, hoàn thành trong năm 2025. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh vẫn chưa trình phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án là chậm so với yêu cầu. Vì vậy, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn phê bình Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh chậm trễ trong việc triển khai Dự án.

Thứ trưởng Lê Anh Tuấn yêu cầu Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh khẩn trương chỉ đạo Tư vấn hoàn thành hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và các thủ tục khác có liên quan, đủ điều kiện phê duyệt Dự án trong quý II/2023, làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo đảm bảo khởi công Dự án trong năm 2023.

Kon Tum kêu gọi đầu tư 8.000 tỷ xây tổ hợp du lịch ở Măng Đen

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành quyết định số 114/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án thu hút đầu tư vào tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025.

Theo quyết định này, trong giai đoạn 2021 – 2025, UBND tỉnh Kon Tum thu hút 69 dự án trên lĩnh vực nông, lâm nghiệp; 14 dự án trên lĩnh vực công nghiệp; 40 dự án trên lĩnh vực văn phòng, thương mại, dịch vụ, du lịch; 31 dự án trên lĩnh vực đầu tư phát triển đô thị.

tm-img-alt
Ảnh: Internet

Về lĩnh vực phát triển đô thị, Kon Tum sẽ thu hút đầu tư các dự án quy mô lớn như:  Khu đô thị mới phía Tây đường Trần Hưng Đạo, TP. Kon Tum với quy mô 690 tỷ đồng; các dự án tại khu đô thị - du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp thể thao quy mô 859 tỷ đồng;

Tiếp theo, khu đô thị mới Plei Kần quy mô 980 tỷ đồng; khu đô thị, tổ hợp dịch vụ, du lịch thuộc phân khu Đông Nam, thị trấn Măng Đen quy mô 8.000 tỷ đồng; khu dân cư nông thôn mới kết hợp thương mại, dịch vụ dọc tuyến quốc lộ 24 quy mô 661 tỷ đồng;…

Để thực hiện quyết định này, UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu các sở, ngành tổ chức kêu gọi, thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh có hiệu quả; định kỳ hàng năm tiến hành rà soát, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Danh mục dự án thu hút đầu tư phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Bình Dương: Tân Uyên chính thức trở thành thành phố từ ngày 10/4

Theo đó, thành phố Tân Uyên được thành lập trên cơ sở nguyên trạng thị xã Tân Uyên, diện tích gần 192km2, dân số trên 466.000 người. Tân Uyên là thành phố thứ 4 của tỉnh Bình Dương, thành phố có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 phường: Hội Nghĩa, Khánh Bình, Phú Chánh, Tân Hiệp, Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp, Thái Hòa, Thạnh Phước, Uyên Hưng, Vĩnh Tân và 02 xã: Bạch Đằng, Thạnh Hội.

Bình Dương: Tân Uyên chính thức trở thành thành phố từ ngày 10/4
Tuyến giao thông quan trọng kết nối Tân Uyên với các thành phố của Bình Dương (ảnh: Đình Trọng).

Thành phố Tân Uyên nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Dương, tiếp giáp với thành phố Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai. Do có vị trí thuận lợi nên thành phố Tân Uyên tương lai được kỳ vọng có bước tiến vượt bậc về phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa và hạ tầng giao thông.

Với vị trí địa lý đặc biệt, thành phố Tân Uyên là địa bàn quan trọng của tỉnh Bình Dương cả về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa, xã hội, thuận lợi trong việc thu hút đầu tư các ngành như công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Bên cạnh đó, các dự án đường kết nối vùng như Vành đai 3, đường Vành đai 4, cao tốc Thành phố Hồ chí Minh – Thủ Dầu Một - Chơn Thành đi qua địa bàn Tân Uyên mở ra cơ hội tăng cường kết nối kinh tế, giao thương cho đô thị Tân Uyên.

Bình Dương: Tân Uyên chính thức trở thành thành phố từ ngày 10/4
Hạ tầng giao thông của thành phố Tân Uyên (ảnh: Đình Trọng).

Được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bình Dương vào ngày 20/11/2018, thị xã Tân Uyên đã phát triển mạnh mẽ trong công nghiệp và đô thị. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 12,57%/năm, trong đó ngành công nghiệp phát triển dẫn đầu. Hiện Tân Uyên có 2 khu công nghiệp, 3 cụm công nghiệp với 1.866 doanh nghiệp trong nước, tổng vốn đăng ký trên 32.560 tỷ đồng; 637 doanh nghiệp nước ngoài, tổng vốn đăng ký trên 5.297 triệu USD. Cơ cấu kinh tế công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng lần lượt là 64,17% - dịch vụ 34,6% - nông nghiệp 1,23%. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng ước đạt 32.996 tỷ đồng, tăng 12,08% so với cùng kỳ năm 2021.

Tân Uyên đang có 2 dự án khu công nghiệp VSIP lớn nhất Bình Dương và cả nước. Đó là Khu công nghiệp VSIP II có quy mô 2.045ha và Khu công nghiệp VSIP III quy mô hơn 1.000ha, có tổng mức đầu tư hạ tầng dự kiến là 6.407 tỷ đồng. Tập đoàn Lego (Đan Mạch) đã chính thức động thổ dự án xây dựng nhà máy tại đây với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD. Đây là dự án đầu tư lớn nhất của Đan Mạch vào Việt Nam từ trước tới nay. Thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển sôi động, giá trị ước đạt 17.795 tỷ đồng, tăng 23,15% so với cùng kỳ năm 2021.

Giai đoạn 2021 - 2025, Tân Uyên xác định quan điểm phát triển là khai thác lợi thế và tiềm năng mới, huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật - xã hội theo hướng phát triển công nghiệp - dịch vụ - đô thị - nông nghiệp đô thị, đẩy mạnh phát triển thương mại – dịch vụ, tạo nền tảng để Tân Uyên trở thành trung tâm dịch vụ đô thị sau năm 2025.

Bình Dương: Tân Uyên chính thức trở thành thành phố từ ngày 10/4
Công nghiệp và đô thị tại Tân Uyên.

Thành phố hiện có 55 khu dân cư, trong đó có 25 khu hoàn thành hạ tầng kỹ thuật từ 80 - 100%. Tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố khu vực nội thị chiếm 100%, đạt diện tích sàn bình quân là 26,55m2/người. Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt đạt 98,72%...

Định hướng trong thời gian tới, thành phố Tân Uyên sẽ phát triển thương mại, dịch vụ du lịch thành ngành kinh tế chủ đạo; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ chất lượng cao; xây dựng hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị, phát triển mạnh dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật; đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tạo bước đột phá, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững; phát triển kinh tế nông nghiệp gắn kết với tiến trình đô thị hóa theo hướng phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái đô thị, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp…

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 11/4/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.