Thứ hai, 29/04/2024 06:34 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 30/10/2023

MTĐT -  Thứ hai, 30/10/2023 16:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 30/10/2023. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 30/10/2023 trên moitruongvadothi.vn.

Đề xuất 5 chính sách đặc thù cho nhiều dự án giao thông đường bộ

Để đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông đường bộ, Chính phủ đã trình Quốc hội cho phép thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù như: nâng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP lên tối đa 70% tổng vốn đầu tư; giao địa phương làm chủ đầu tư dự án đường cao tốc đi qua địa phương; giao 1 địa phương có nguồn lực làm chủ đầu tư dự án đường bộ qua nhiều địa phương…

Báo cáo trước Quốc hội chiều 27/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết Chính phủ trình Quốc hội dự thảo nghị quyết với 5 nhóm chính sách, trong mỗi chính sách có danh mục thí điểm kèm theo.

Cụ thể, chính sách 1 về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP, theo đó đối với các dự án giao thông đường bộ, tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án. Chính sách này áp dụng cho 1 dự án (quy định hiện hành là tối đa 50%).

Chính sách 2 về thẩm quyền thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua các địa phương. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định giao UBND cấp tỉnh có khả năng bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua địa phương mình.

tm-img-alt
Dự kiến sẽ cho phép nâng tỷ lệ vốn nhà nước lên 70% trong các dự án PPP. Ảnh: TL

Theo Ủy ban Kinh tế, các dự án giao thông đường bộ thường có chi phí thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tổng mức đầu tư rất lớn, dẫn đến khó khăn trong việc thu hút nguồn vốn tư nhân tham gia đầu tư. Do đó, cơ quan thẩm tra cơ bản nhất trí với đề xuất tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP với dự án đề xuất thí điểm.

Bên cạnh đó, thực tế triển khai thời gian qua cho thấy các dự án giao thông PPP gặp khó khăn nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế, chính sách của Nhà nước thiếu ổn định nhưng chưa có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư một cách thỏa đáng... dẫn đến các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư quan ngại việc đầu tư các dự án giao thông PPP. Do đó, Ủy ban Kinh tế cho rằng đề xuất của Chính phủ về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP sẽ chưa xử lý triệt để được những khó khăn, vướng mắc hiện nay và đề nghị Chính phủ cần có giải pháp đồng bộ để bảo đảm hiệu quả của chính sách đề xuất.

Chính sách 3 về các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao một UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương và sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ vốn đầu tư cho địa phương khác để đầu tư thực hiện dự án.

Chính sách 4 về cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Theo đó, nhà đầu tư, nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án hạ tầng giao thông đường bộ.

Chính sách 5 về cơ chế đặc thù áp dụng đối với các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022.

Đối với các dự án ngoài danh mục ban hành theo nghị quyết thí điểm, khi có nhu cầu do các địa phương tiếp tục kiến nghị, trường hợp đáp ứng nguyên tắc, tiêu chí của nghị quyết, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét, quyết định trong thời gian giữa hai kỳ họp.

Tiến hành nghiên cứu đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Ban Quản lý dự án đường sắt được giao lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với mục tiêu là bảo đảm kết nối liên thông với mạng lưới đường sắt trong nước và quốc tế, trung chuyển thuận tiện với các phương thức vận tải khác.

Có vai trò là một trong các trục giao thông chính trên hành lang kinh tế Đông - Tây của khu vực phía Bắc, đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng cao, nhanh chóng, thuận tiện và an toàn.

tm-img-alt
Ban Quản lý dự án Đường sắt thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng năm 2023 - 2025. (Ảnh: Internet)

Thời gian lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng năm 2023 - 2025.

Theo Quyết định số 1769/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ (ban hành ngày 19/10/2021) phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có chiều dài 380km khổ đường 1.435mm.

Điểm đầu của tuyến đường sắt nằm tại ga Lào Cai và điểm cuối tại cảng Lạch Huyện - Hải Phòng.

Trên tuyến có khoảng 56 cầu lớn với chiều dài 47,5km đi qua các con sông lớn như Sông Hồng, Sông Lô, Sông Bạch Đằng và các chạy qua các đoạn đường bộ cao tốc như Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Hải Phòng, Hải Phòng-Quảng Ninh, qua các đường quốc lộ và một số đường tỉnh; có 11 hầm với chiều dài khoảng 10km.

Toàn tuyến từ Lào Cai đến Quảng Ninh có 41 ga. Trong đó, 5 ga lập tàu gồm Lào Cai, Yên Thường, Nam Hải Phòng, Hạ Long và Cái Lân; 10 ga trung gian phục vụ cả hành khách và hàng hóa gồm Yên Bái, Phú Thọ, Việt Trì, Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên, Tam Hợp, Bắc Hồng, Đông Anh, Lạc Đạo, Hải Dương; 5 ga trên cảng biển gồm Lạch Huyện, Nam Đồ Sơn, Nam Đình Vũ, Đình Vũ.

Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7 đoạn Km0 - Km36 và xử lý sụt trượt do bão lũ đoạn Khe Thơi - Nậm Cắn qua địa bàn tỉnh Nghệ An được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng.

Giá trị xây lắp là gần 779 tỷ đồng gồm 3 gói thầu XD01, XD02 và XD03. Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 9/2022, hoàn thành trong năm 2023.

Tuy nhiên sau khoảng một năm thi công dự án cải tạo, nâng cấp Quốc 7 đoạn Km0 - Km36 qua địa bàn tỉnh Nghệ An mới đạt trên 50% giá trị sản lượng. Nguyên nhân do những chậm trễ, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ dự án.

tm-img-alt
Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 đến nay vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng. (Ảnh: Internet)

Đáng chú ý tại 5km đầu tuyến (Km0-Km5) của dự án theo yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải phải hoàn thành trong tháng 8 để khai thác đồng bộ với với cao tốc Bắc Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn thiện.

Thông tin từ Ban quản lý dự án 4 (Cục Đường bộ Việt Nam) - chủ đầu tư cho biết, nhiều đoạn mặt bằng xôi đỗ, không đủ công địa nên việc triển khai thi công gặp nhiều khó khăn.

Tại công trường nhiều biển cảnh báo với nội dung “Lái xe chú ý tốc độ, đoạn đường hẹp chưa được mở rộng do vướng mặt bằng” đã được dựng lên.

Theo ông Hoàng Văn Châu, Giám đốc Điều hành dự án (Ban quản lý dự án 4), cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu đã đưa vào khai thác khiến áp lực giao thông lên đoạn tuyến này ngày càng lớn. Trong khi đó mặt bằng được bàn giao rất chậm ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Nhằm giảm thiểu thiệt hại, các nhà thầu trên tuyến Quốc lộ 7 đoạn Km0 - Km5 (huyện Diễn Châu) đã phải rút máy, điều động kỹ sư, công nhân đi công trường khác. Việc này khiến tuyến đường trở nên nham nhở, nhiều đoạn thắt cổ chai và thường xuyên rơi vào tình trạng ùn ứ.

Để đẩy nhanh tiến độ bảo đảm dự án về đích theo kế hoạch, Ban quản lý dự án 4 đã có văn bản gửi UBND tỉnh Nghệ An tiếp tục ưu tiên quan tâm chỉ đạo, giải quyết vướng mắc về mặt bằng.

Chỉ đạo các đơn vị liên quan sớm di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật như hệ thống điện lưới sinh hoạt, đường ống nước,... bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công.

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7 sau khi hoàn thành sẽ kết nối với cao tốc Bắc - Nam và các tuyến đường đang khai thác sẽ tạo thành động lực lớn cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Quảng Ngãi: Phê duyệt 380 tỷ đồng kè và tôn tạo cảnh quan bờ Nam sông Trà Khúc

Cụ thể, trong quý IV/2023, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi sẽ lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán; lập hồ sơ mời thầu… Quý I/2024, Gói thầu số 21 Thi công xây dựng công trình (321,528 tỷ đồng) sẽ được tổ chức lựa chọn nhà thầu.

Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo chống sạt lở bờ Nam sông Trà Khúc đoạn từ cầu Trà Khúc 1 đến Bến Tam Thương, tạo quỹ đất mở rộng không gian xây dựng công viên và hình thành công trình điểm nhân; tạo không gian quảng trường nhằm khai thác lợi thế từ dòng sông Trà Khúc cho phát triển cảnh quan, du lịch, góp phần thiết lập không gian vui chơi, giải trí, tạo động lực phát triển đô thị.

tm-img-alt
Phối cảnh dự án kè chống sạt lở và tôn tạo cảnh quan bờ Nam sông Trà Khúc. (Ảnh: Internet)

Dự án được đầu tư mới đoạn kẻ bờ với điểm đầu giấp cầu Trà Khúc I, điểm cuối giáp tuyến đường Trường Sa có chiều dài khoảng 1,2 km, cải tạo công viên Ba Tơ và đầu tư công viên ven sông đoạn phía Bắc đường Tôn đức Thắng, đường Bà Triệu; hình thành công trình điểm nhấn, quảng trường, hệ thống cây xanh cảnh quan, các lối đi và tiện ích phục vụ hoạt động vui chơi giải trí theo hồ sơ quy hoạch chi tiết.

Ngoài việc xây dựng hệ thống an toàn giao thông, thoát nước, các công trình cầu, kênh dự án cũng xây dựng thêm nhiều hạng mục dân dụng như: Nhà dịch vụ, sàn phun nước, đài vọng cảnh…

Đáng chú ý, đài vọng cảnh được thiết kế theo hình dáng mũi thuyền, có 2 lối đi nối từ sân quảng trường lên sân ngắm cảnh vươn ra ngoài kè sông 13 m, với diện tích khoảng 350 m2.

Đường sắt Bắc - Nam qua Hà Tĩnh bị sạt lở nghiêm trọng

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Hùng- Chủ tịch UBND xã Đức Liên (huyện miền núi Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, mưa lớn kéo dài đã khiến 4 điểm tại khu vực đường sắt Bắc – Nam qua địa bàn sạt lở nghiêm trọng.

Theo đó vào khoảng 2h sáng nay (30/10), tại Km354+900 đến 355+400, khu gian Yên Duệ - Hòa Duyệt (đoạn qua thôn Liên Châu, xã Đức Liên) bị sạt lở.

Tại đây, chính quyền địa phương đã ghi nhận 4 điểm sạt lở, đất đá bị cuốn khỏi nền đường sắt. Nghiêm trọng hơn trong đó có điểm bị sạt lở gây hở hàm ếch, trồi hẳn bê tông ra ngoài, một số vị trí khác cũng khiến nhiều đất đá, cây xanh từ trên núi sạt lở chảy tràn xuống bồi lấp đường sắt.

“Hiện chính quyền địa phương đang huy động để phối hợp với ngành đường sắt khắc phục. Những điểm sạt lở này có vị trí nghiêm trọng khi khối lượng đất, đá cây cối bị cuốn trôi xuống sông", ông Hùng nói.

tm-img-alt
Mưa lớn đã gây sạt lở khiến tuyến đường sắt Bắc-Nam khiến các đoàn tàu bị ách tắc ở hai phía. (Ảnh: Internet)

Trước tình trạng sạt lở đường sắt, hai đầu tàu không thể di chuyển, ngành đường sắt đã tạm thời chuyển tải hành khách đi tàu SE1 và SE20 bằng ô tô giữa ga Yên Trung (Đức Thọ) và ga Hòa Duyệt (huyện Vũ Quang).

Hiện tại xí nghiệp đường sắt Nghệ Tĩnh, chi nhánh khai thác đường sắt nghệ tĩnh đang chỉ đạo phối hợp với địa phương khẩn trương khắc phục.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hà Tĩnh, mưa lớn kéo dài từ đêm 29/10 đến sáng 30/10 đã gây sạt lở một số tuyến đường giao thông ở huyện Vũ Quang và huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh). Ngoài ra, do ảnh hưởng của mưa lớn cũng khiến một số cầu tràn ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bị ngập cục bộ.

Ngay khi nhận được thông tin, các lực lượng chức năng đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để đưa các hành khách bằng ô tô qua các ga ở hai phía; đồng thời tại trung nhân lực và phương tiện để khắc phục sự cố.

TP.HCM: Nhiều sàn giao dịch bất động sản chấm dứt hoạt động

Theo thông tin, trong số 61 sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động tại TPHCM, phần lớn đã được thành lập từ năm 2017 đến nay. Trong khi đó, danh sách 17 sàn giao dịch bất động sản mà đã ngừng hoạt động, hầu hết đã được thành lập trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2022.

Ví dụ như sàn giao dịch bất động sản Goland ở quận 1, sàn giao dịch bất động sản Wonderland và sàn giao dịch bất động sản Vieland ở quận 3, sàn giao dịch bất động sản Milestone Land tại TP Thủ Đức, cũng như sàn giao dịch bất động sản Kim Cúc Land...

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Những sàn giao dịch bất động sản đã ngừng hoạt động thường chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, từ 1 đến 2 năm, ngoại trừ một trường hợp duy nhất là sàn giao dịch bất động sản Hoàng Anh ở quận 10, đã hoạt động từ năm 2009 và kết thúc vào tháng 9 năm 2019.

Trước đó, Sở Xây dựng TPHCM đã thông báo về việc kiểm tra 81 sàn giao dịch bất động sản, mà được thành lập trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2017. Các hoạt động kiểm tra này diễn ra từ ngày 6/10 đến ngày 15/11.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 30/10/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.