Chủ nhật, 28/04/2024 17:17 (GMT+7)

TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo thực trạng và giải pháp ngành vi mạch bán dẫn tại Việt Nam

Minh Ngô- Hải Ngọc -  Thứ hai, 25/09/2023 12:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hội thảo được tổ chức với mục tiêu nhằm đánh giá tình hình nghiên cứu, đào tạo và nhu cầu nhân lực về vi mạch bán dẫn hiện nay của Việt Nam.

Ngày 22/9/2023, Hội công nghệ vi mạch bán dẫn TP.HCM (HSIA) đã phối hợp cùng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Tập đoàn TTC và Công ty Synopsys Việt Nam, tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp trong đào tạo nhân lực và nghiên cứu triển khai lĩnh vực Vi mạch bán dẫn Việt Nam tầm nhìn 2045”. Đây là cơ hội để các chuyên gia bàn luận những vấn đề còn tồn tại, nêu nên những sáng kiến để có những hướng đi chính xác cho ngành vi mạch bán dẫn.

tm-img-alt
Hội thảo Vi mạch bán dẫn Việt Nam tầm nhìn 2045

Tình hình ngành vi mạch bán dẫn hiện nay tại Việt Nam

Vi mạch đã được Chính phủ xác định là một trong chín sản phẩm quốc gia. Việc chú trọng để phát triển các sản phẩm của ngành công nghiệp vi mạch là phương thức quan trọng để chuyển hóa các thành tựu khoa học và công nghệ thành hàng hóa thương mại có giá trị gia tăng cao.

Hiện tại, vi mạch bán dẫn được xem là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử, đóng vai trò cốt lõi trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tại TP.Hồ Chí Minh, ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn được định hướng trở thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, làm nền tảng cho sự phát triển chung và thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội đang rộng mở cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng thì vẫn còn những thách thức lớn phải đối mặt, đặc biệt là vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực nghiêm trọng.

tm-img-alt
Các đại biểu dự hội thảo

Hội thảo được tổ chức với mục tiêu nhằm đánh giá tình hình nghiên cứu, đào tạo và nhu cầu nhân lực về vi mạch bán dẫn hiện nay của Việt Nam đồng thời là cơ hội để các doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực cùng trao đổi, đề xuất cập nhật chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn theo nhu cầu xã hội.

Cơ hội trong cuộc đua sản xuất chip bán dẫn toàn cầu

Theo định hướng chung, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Philippines và Thái Lan là các nước trong ASEAN được đánh giá là dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển và thiết kế vi mạch. Malaysia và Singapore là những nước đi đầu trong khu vực về sản xuất tấm wafer và thiết bị.

Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia dẫn đầu về sản xuất phụ trợ, trong khi Singapore và Thái Lan dẫn đầu về phần mềm kỹ thuật. Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Lương Mô- Chủ tịch Danh dự Hội Công nghệ Vi mạch bán dẫn TP.HCM đưa ra nhận định: “Tuy Việt Nam bắt đầu ngành bán dẫn từ sớm, cũng có các cơ hội để phát triển nhưng đều chưa thể bứt phá.

Hiện tại là một cơ hội lớn nữa đang tới, chúng ta cần biết nắm bắt khi mà cả nhà nước và người dân đều quan tâm tới vi mạch bán dẫn”. “Ở thời điểm hiện tại, muốn phát triển với tốc độ nhanh chóng, đòi hỏi các nhà đào tạo chuyên môn, nhà nghiên cứu cần nhìn nhận trực diện vào thực tế, tìm ra các phương án, giải pháp để các nhà đầu tư có thể hỗ trợ”- ông Trần Long- Trưởng VPĐD phía Nam/ Trung ương Hội Phát triển hợp tác Kinh tế Việt Nam ASEAN +3chia sẻ.

Trước ý kiến về việc cho rằng Việt Nam cần cái thiện chất lượng cho sinh viên, anh Vinh Nguyễn cũng đưa ra những quan điểm: “Nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay được dự báo đang phát triển theo hướng ổn định số lượng. Nhưng tiếng anh và kỹ năng mềm trong quá trình làm việc cũng là vấn đề cần chú trọng trong quá trình đào tạo. Hiện tại, Synopsys Việt Nam cũng đang nhanh chóng phối hợp cùng các trường học để đưa ra các phương án, kế hoạch, chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế. Như vậy, Việt Nam sẽ tăng chất lượng nguồn nhân lực”.

tm-img-alt
Lễ ký kết thoả thuận hợp tác 

Cũng trong dịp này, các đơn vị tham gia ký thỏa thuận hợp tác về việc xây dựng Phòng Thí nghiệm công nghệ bán dẫn và nano quang tử; tăng cường thu hút nhân lực trình độ cao tốt nghiệp từ nước ngoài đúng chuyên môn.

Trước cơ hội mới này, các nhà đầu tư muốn được đóng một vào trò thúc đẩy phát triển ngành Vi mạch bán dẫn tại Việt Nam. Kết nối để đưa các doanh nghiệp của các nước vào Việt Nam tìm hiểu và đầu tư, đưa nhân lực của ngành đến các nước học hỏi, thực tập, trau dồi tay nghề, nhằm quay trở về Việt Nam phục vụ phát triển.

Có thể thấy, vi mạch bán dẫn tại Việt Nam hiện nay vừa là cơ hội cũng là thách thức lớn, đây là thời điểm vàng để Việt Nam bứt phá và phát triển nhưng cũng đòi hỏi các nhà lãnh đạo, chuyên môn, chuyên gia cần có những hướng đi, sáng kiến giải quyết về vấn đề nhân lực.

Bạn đang đọc bài viết TP. Hồ Chí Minh: Hội thảo thực trạng và giải pháp ngành vi mạch bán dẫn tại Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.