Thứ sáu, 26/04/2024 14:31 (GMT+7)

TP.HCM kiến nghị rút ngắn quy trình thực hiện dự án xuống còn 5 bước

MTĐT -  Thứ hai, 13/04/2020 16:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sở Xây dựng TP.HCM cho biết vừa ký văn bản số 2363/SXD-PTDT gửi UBND TPHCM đề xuất hoàn thiện quy trình thực hiện dự án nhà ở thương mại theo quy định của Luật Đầu tư và Luật Nhà ở gồm 5 bước.

Cụ thể, bước 1 lập thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

Bước 2, lập quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc thỏa thuận quy hoạch tổng thể mặt bằng phương án kiến trúc công trình theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị.

Bước 3, lập thủ tục giao thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

Bước 4, xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bước 5, công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư, thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, cấp giấy phép xây dựng.

Trước đó, tại hội nghị gặp gỡ và trao đổi giữa lãnh đạo chính quyền TP.HCM với doanh nghiệp bất động sản diễn ra vào tháng 2/2020, nhiều doanh nghiệp đã “kêu trời”, vì nếu thực hiện đúng quy trình này có thể mất 5 - 10 năm mới xong thủ tục một dự án.

Với đề xuất rút ngắn các thủ tục, trình tự phê duyệt dự án xuống còn 5 bước của Sở Xây dựng TP.HCM, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM đồng tình với 3 bước đầu tiên. Tuy nhiên bước 4 và 5 Hiệp hội cho rằng cần sửa đổi hoàn thiện lại.

Cụ thể, đối với trường hợp nhà đầu tư chưa có quyền sử dụng đất ở hợp pháp, hiệp hội kiến nghị công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư, thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật, cấp giấy phép xây dựng và triển khai đầu tư xây dựng.

Sau khi hoàn thành bước này, doanh nghiệp mới lập thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dự án.

Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), doanh nghiệp rất khó khăn khi thực hiện theo quy trình 6 bước của một dự án bất động sản có đất hỗn hợp. Trong đó, bước 1 làm thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, bước 2 trình duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, bước 3 làm thủ tục giao thuê đất, bước 4 quy định doanh nghiệp phải lập thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất, bước 5 mới được cấp “sổ đỏ” dự án, bước 6 doanh nghiệp mới được công nhận chủ đầu tư, thẩm định thiết kế, cấp giấy phép xây dựng và triển khai đầu tư xây dựng.

Quy trình này là quá dài vì đến bước thứ 6 mới cho doanh nghiệp làm giấy phép xây dựng. Ngoài ra, bước thứ 4 doanh nghiệp phải lập thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất. Trong khi đó, thời gian nộp tiền sử dụng đất đến khi ra giấy phép xây dựng dự án mất rất nhiều thời gian khiến doanh nghiệp phải trả tiền lãi xuất một thời gian dài, đó là chưa tính đến việc dự án bị “ngâm” quá lâu khiến chi phí vốn đội lên và toàn bộ chi phí này tính vào giá thành, khách hàng là người phải gánh.

Cũng theo người đứng đầu HoREA, dự án nhà ở có chi phí đầu tư rất lớn và thường phải mất khoảng 5-7 năm để thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thi công các công trình cơ sở hạ tầng, móng, mới hội đủ điều kiện huy động vốn như chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng theo giá thị trường, phải ký quỹ từ 1-3% tổng vốn đầu tư, chi phí xây lắp các công trình của dự án, chi phí vốn và lãi vay, chi phí bảo lãnh ngân hàng khi bán nhà ở hình thành trong tương lai, chi phí quản lý doanh nghiệp và quản lý dự án.

Do đó, quy trình thủ tục hành chính thực hiện dự án nhà ở thương mại 5 bước theo quy định của Luật Đầu tư và Luật Nhà ở có vai trò cực kỳ quan trọng, vừa phải đảm bảo tuân thủ và chấp hành pháp luật, vừa phải thể hiện đầy đủ tinh thần cải cách hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư kinh doanh.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM kiến nghị rút ngắn quy trình thực hiện dự án xuống còn 5 bước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.