Chủ nhật, 28/04/2024 00:48 (GMT+7)

Tròn 13 năm xảy ra thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật Bản

MTĐT -  Thứ hai, 11/03/2024 15:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 11/3/2024 đánh dấu tròn 13 năm kể từ khi trận động đất - sóng thần xảy ra tại các tỉnh vùng Đông Bắc Nhật Bản khiến trên 22.000 người thiệt mạng và gây ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ sự cố nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986.

Chú thích ảnh
Cơn sóng thần lịch sử xảy ra sau thảm họa động đất tại thành phố Miyako, tỉnh Iwate, Nhật Bản ngày 11/3/2011. Ảnh: AFP/TTXVN

Các tỉnh Đông Bắc Nhật Bản đang không ngừng hồi sinh và phát triển trở lại nhưng “những ký ức đau thương” sẽ khó có thể phai nhòa trong tâm trí người dân Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản đã dừng tổ chức các buổi lễ tưởng niệm tại Tokyo từ năm 2022. Nhưng đến nay, những địa phương bị ảnh hưởng vẫn tổ chức các sự kiện này hằng năm với quy mô nhỏ hơn. Thủ tướng Fumio Kishida dự kiến tham dự một buổi lễ do chính quyền tỉnh Fukushima chủ trì trong ngày 11/3.

Quá trình phục hồi sau trận động đất có độ lớn 9,0 và sóng thần đã tiến triển trong những năm qua. Tuy nhiên, cuộc sống của gần 29.000 người phải sơ tán tính đến ngày 1/2 vừa qua, vẫn chưa thể trở lại bình thường. Trong khi đó, công tác làm sạch khu tổ hợp hạt nhân Fukushima Daiichi dự kiến kéo dài hàng chục năm.

Số liệu mới nhất do Cơ quan Cảnh sát quốc gia công bố ngày 8/3 cho thấy tính đến cuối tháng 2, số người thiệt mạng do thảm họa trên là 15.900 người trong khi 2.520 người mất tích. Đa số nạn nhân ở các tỉnh Miyagi, Fukushima và Iwate. Theo Cơ quan Tái thiết, tính đến tháng 12/2023, số người tử vong do liên quan đến thảm họa, như bệnh tật hoặc tự tử do căng thẳng, là 3.802 người.

Nhà chức trách tiếp tục áp đặt khu vực cấm đi lại gần nhà máy hạt nhân Fukushima và dự kiến dỡ bỏ vào khoảng năm 2041 - 2051. Bảy khu vực đô thị tại tỉnh Fukushima vẫn bị cấm được lui tới do nhiễm phóng xạ. Số người sơ tán giảm so với mức đỉnh điểm 470.000 người nhờ cơ sở hạ tầng được tái thiết.

Công tác làm sạch sau thảm họa hạt nhân tiếp tục là vấn đề gây tranh cãi. Tháng trước, công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) bắt đầu đợt thứ 4 xả nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý của nhà máy hạt nhân Fukushima ra biển. Chính phủ Nhật Bản và TEPCO nhấn mạnh đây là bước quan trọng tiến tới dừng hoạt động của nhà máy.

Dự kiến, công tác xả nước thải này kéo dài khoảng 30 năm. Tuy nhiên, kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý của Nhật Bản vẫn vấp phải sự phản đối từ phía người dân địa phương, cũng như một số nước trong khu vực.

Bạn đang đọc bài viết Tròn 13 năm xảy ra thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật Bản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Nguyễn Hằng (TTXVN)

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề