Thứ hai, 29/04/2024 11:45 (GMT+7)

Tuyên Quang: Cát tặc “lộng hành” rút ruột sông Lô

Nhóm PV -  Thứ ba, 18/01/2022 15:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Liên tục từ ngày 13/01/2022 đến nay, tại khu vực thôn 4, xã Đội Cấn, TP.Tuyên Quang xuất hiện nhiều tàu cuốc cỡ lớn đua nhau lấy cát.

Liên tục từ ngày 13/01/2022 đến nay, tại khu vực thôn 4, xã Đội Cấn, TP.Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang xuất hiện nhiều tàu cuốc cỡ lớn đua nhau lấy cát. Đáng nói, những chiếc tàu này ngang nhiên tiến vào tận sát bờ sông, hút cát giữa ban ngày, bất chấp sự “xua đuổi” của người dân, khiến đất đai ven bờ bị lở và trôi theo Hà Bá.

Theo tìm hiểu, các tàu múc cát này thuộc một doanh nghiệp cỡ lớn tại tỉnh Tuyên Quang, còn khu vực lấy cát thuộc dự án của lâm trường chè Tuyên Quang, phía bên trên là dự án Cảng quốc gia An Hoà.

Mặc dù đoàn tàu hút cát này hoạt động giữa ban ngày, bất chấp những quy định của pháp luật. Thế nhưng, không hiểu tại sao mà cơ quan chức năng nơi đây không hề có bất kỳ động thái nào để ngăn chặn.

Theo đó, người dân xã Đội Cấn, TP.Tuyên Quang đang đặt ra nghi vấn có hay không việc bảo kê cho cát tặc nơi đây lộng hành?

Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin /.

Bạn đang đọc bài viết Tuyên Quang: Cát tặc “lộng hành” rút ruột sông Lô. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.