Thứ hai, 29/04/2024 13:21 (GMT+7)

Vẫn lo ngại an toàn thực phẩm mùa lễ hội

MTĐT -  Thứ hai, 20/02/2023 17:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tuy tình trạng an ninh trật tự ở phần lớn các điểm diễn ra lễ hội đã được siết chặt và cơ bản ổn định, nhưng lượng du khách tham quan, vãn cảnh tăng cao, kéo theo dịch vụ ăn uống thời vụ nở rộ... tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Hằng năm, sau dịp Tết cổ truyền dân tộc, nhiều địa phương nô nức mở hội, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của người dân. Theo phản ánh của bạn đọc, tuy tình trạng an ninh trật tự ở phần lớn các điểm diễn ra lễ hội đã được siết chặt và cơ bản ổn định, nhưng lượng du khách tham quan, vãn cảnh tăng cao, kéo theo dịch vụ ăn uống thời vụ nở rộ... tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Đoàn kiểm tra của Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh kiểm tra một cơ sở sản xuất chả mực tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh HOÀI THU)
Đoàn kiểm tra của Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh kiểm tra một cơ sở sản xuất chả mực tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh HOÀI THU)

Phủ Tây Hồ (Hà Nội) trong những ngày qua luôn có đông du khách. Theo ước tính, vào ngày cao điểm có hàng nghìn lượt người vào Phủ. Dịch vụ kinh doanh cũng mọc lên như nấm. Dọc hai bên đường lối đi vào Phủ, các nhà hàng ăn uống: bún ốc, bún cá, bánh tôm, bánh bột lọc, bánh đúc... nằm san sát nhau. Hàng nào cũng đông thực khách. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là các loại bánh trái, thức ăn... bày biện ngay phía trước cửa hàng bốc khói nghi ngút, nhưng không được che đậy hoặc đựng trong tủ kính. Khi thấy khách băn khoăn với việc chế biến thức ăn không đeo găng, một nhân viên quán bánh tôm thản nhiên cho biết: “Quán nhà em kinh doanh cả chục năm rồi, có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hẳn hoi, anh chị cứ yên tâm”.

Thực tế, bằng mắt thường cũng thấy, phần lớn các cửa hành kinh doanh thực phẩm nơi đây không bảo đảm các tiêu chí về kinh doanh thức ăn, đồ uống đường phố... Chị Trần Kim Mai, ở phố Ngọc Khánh, quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết: “Đến vãn cảnh chùa, sau khi khấn lễ cầu an, mình cùng nhóm bạn ghé vào quán bánh tôm này. Thấy thực phẩm bày biện không dụng cụ che chắn kể cũng lo thật, nhưng ăn cho qua bữa”. Cũng chính bởi suy nghĩ này, nhiều du khách đã vô tình tiếp tay cho chủ các cửa hàng kinh doanh theo kiểu “khuất mắt trông coi”.

Đường vào chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh sau ngày khai hội, hàng quán tràn ngập. Đến chùa, hàng quán vây kín hai bên cổng vào tận trong sân. Hàng ăn “phơi” lộ thiên ngay đường đi. Chị Nguyễn Hồng Nhung (Hà Nội) cho biết: “Tôi bị “choáng” khi thấy từ cửa chùa rồi dọc đường lên tượng và tháp chỉ thấy hàng quán và hàng quán, nhiều vô kể. Từ tượng sang tháp chỉ thấy hàng quán bán đồ lưu niệm, đồ giải khát, trải bạt cho thuê chỗ ngồi, ăn uống và xả rác. Tôi không còn cảm giác là mình đang đi chùa. Hàng quán quá nhiều đã làm mất đi vẻ tôn nghiêm, thanh tịnh nơi cửa Phật”. Ngay cổng chùa là quán nướng đủ món, khói tỏa mờ mắt...

Lễ hội chùa Hương, xã Hương Sơn (Mỹ Đức, Hà Nội), càng đáng quan ngại. Theo Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương, trước lễ hội, chính quyền địa phương đã tập huấn kiến thức ATTP cho 100% số hộ kinh doanh, cấp giấy chứng nhận bảo đảm vệ sinh ATTP và khám sức khỏe cho những người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm.

Các tổ thanh tra, kiểm tra cũng được thành lập, làm nhiệm vụ liên tục kiểm tra vấn đề ATTP của các hàng quán. Quy định là vậy, song trên thực tế, các biện pháp của chính quyền vẫn chưa đủ mạnh và quyết liệt trong khi lượng khách quá tải. Vẫn còn tình trạng nhà hàng, quán cơm bày bán thực phẩm tươi sống, lẫn lộn với thực phẩm chín ngay trước cửa quán, chưa bảo quản thực phẩm trong tủ chuyên dụng; nhiều quán hàng rửa bát đĩa không sạch; người bán hàng không đeo găng tay, thản nhiên đếm tiền rồi lại bốc thức ăn cho khách...

Có thể thấy, dù các cơ sở kinh doanh ở đây đều đã được cấp giấy chứng nhận bảo đảm vệ sinh ATTP, song những quy định tối thiểu về việc bảo quản thực phẩm, vệ sinh dụng cụ lại chưa được chấp hành nghiêm.

Theo bác sĩ Hoàng Thủy, chuyên gia Dinh dưỡng, việc thực phẩm được bày bán “lộ thiên”, dụng cụ ăn uống không bảo đảm vệ sinh có thể khiến thực khách mắc bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn E.coli, lao phổi, viêm gan...

Do vậy, những người kinh doanh, buôn bán thực phẩm ăn uống tại lễ hội cần nhận thức được tầm quan trọng của vệ sinh ATTP với sức khỏe người tiêu dùng và kinh doanh có đạo đức. Mặt khác, những thực phẩm có nguồn gốc động vật, giàu đạm, dầu như thịt, hải sản, sữa rất dễ bị ôi thiu, chỉ cần sơ suất nhỏ trong chế biến, bảo quản là vi khuẩn phát triển. Bởi vậy, ý thức của người bán cần được nâng cao để tránh cho du khách nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Bạn đang đọc bài viết Vẫn lo ngại an toàn thực phẩm mùa lễ hội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Quang Minh/nhandan.vn

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...

Tin mới

Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...