Thứ hai, 29/04/2024 03:40 (GMT+7)

Xây dựng văn hóa giao thông đô thị tại Hà Nội

Phạm Hoàng -  Thứ năm, 03/11/2022 07:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Văn hóa giao thông luôn là vấn đề nóng trên các diễn đàn xã hội bởi nó đóng một vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng là tiêu chí đánh giá trình độ văn minh của một quốc gia.

Văn hóa giao thông được hiểu là hành vi tuân thủ pháp luật, cư xử văn minh khi tham gia giao thông, thái độ ứng xử có văn hóa, tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Tại những thành phố lớn, trong đó TP Hà Nội là nơi có mật độ tham gia giao thông rất cao, thường xuyên trong tình trạng quá tải, đường kẹt cứng nhất là những giờ cao điểm, tình trạng ùn tắc giao thông có khi kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, ý thức của người tham gia giao thông lại rất kém, không chỉ khiến cho tình trạng giao thông trở nên hỗn loạn mà còn khiến cho việc điều phối của lực lượng chức năng gặp khó khăn.

Trên mọi nẻo đường của thành phố thủ đô, không thiếu những tín hiệu, khẩu hiệu vận động chấp hành Luật Giao thông đường bộ, giữ gìn trật tự và đảm bảo An toàn giao thông. Bên cạnh đó các ngành, đoàn thể đã đề ra nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục để làm hạn chế tối đa số lượng người vi phạm Luật Giao thông đường bộ, số vụ tai nạn giao thông, quyết liệt xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, nhưng trật tự An toàn giao thông  vẫn chưa được đảm bảo.

Không ít người vì muốn tranh thủ đi nhanh, đi trước mà bất chấp những cảnh báo, những quy định của Luật giao thông, vô tư vượt đèn đỏ, lấn sang làn đường ngược chiều, tham gia giao thông theo kiểu điền vào chỗ trống để rồi nhiều hậu quả đau lòng đã xảy ra.

tm-img-alt
TP Hà Nội là nơi có mật độ tham gia giao thông rất cao, thường xuyên trong tình trạng quá tải nhất là những giờ cao điểm

Tình trạng vượt đèn đỏ, nẹt pô, phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, sử dụng chất kích thích, dùng còi tùy tiện, điều khiển phương tiện đi hàng đôi, hàng ba trên đường, đi không đúng làn đường, đi ngược đường, không đội mũ bảo hiểm… là những điều đang diễn ra phổ biến tại Hà Nội nhất là khi vắng bóng lực lượng CSGT.

Thực tế cho thấy đã có nhiều vụ tai nạn xảy ra do người tham gia giao thông vi phạm các lỗi trên, song không ít người vẫn cố tình vi phạm, coi thường tính mạng của bản thân và những người xung quanh. Không phải người tham gia giao thông không nhận thức được về văn hoá giao thông mà chủ yếu bởi ý thức tự giác còn kém. Vì thế, muốn xây dựng văn hóa giao thông đô thị phải bắt đầu từ việc xây dựng ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ của người dân.

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, 95% số vụ tai nạn giao thông xảy ra xuất phát từ ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện. Điều này cho thấy, ý thức của người tham gia giao thông đóng vai trò hết sức quan trọng. Tai nạn giao thông chỉ có thể giảm khi ý thức tham gia giao thông của mỗi người dân được nâng lên, và xây dựng văn hóa giao thông chính là góp phần tạo cơ sở vững chắc cho một nền giao thông hiện đại, văn minh, an toàn, thân thiện với con người. Hành vi tham gia giao thông chuẩn mực sẽ giúp lan tỏa nhiều hơn các giá trị văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng.

tm-img-alt
Tự giác tuân thủ Luật Giao thông đường bộ sẽ góp phần xây dựng văn hóa giao thông an toàn

Những năm qua thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều biện pháp xây dựng văn hóa giao thông đô thị nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, xây dựng hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Mới đây, Cục CSGT đã mở rộng mô hình tuần tra bằng xe mô tô để giảm ùn tắc tại tuyến đường cửa ngõ thành phố Hà Nội. Theo đó, tuyến đường cửa ngõ được áp dụng hình thức này là Lê Duẩn - Giải Phóng (đoạn từ Cửa Nam đến bến xe Nước Ngầm). Sẽ có 2 xe mô tô chuyên dụng cùng 4 cán bộ, chiến sĩ liên tục tuần tra trên tuyến vào khung giờ cao điểm buổi sáng và chiều. Lực lượng này sẽ nhanh chóng phối hợp cùng đội địa bàn gỡ nút ùn tắc, xử lý tình huống sự cố, tai nạn giao thông…

Thượng tá Phạm Quang Huy, Phó Cục CSGT cho biết, lực lượng chức năng sẽ dành một vài ngày đầu để tuyên truyền kế hoạch đến người dân sau đó mới tiến hành ghi hình, xử phạt. Ngoài kế hoạch trên, trong thời gian tới, dựa trên tình hình thực tế sẽ mở rộng ở các tuyến đường, địa bàn thường xuyên xảy ra ùn tắc.

Văn hóa giao thông đô thị hiện nay đang lan toả sâu rộng trong nhân dân, tuy nhiên, vẫn còn một số bộ phận người tham gia giao thông có nhận thức về văn hóa giao thông nhưng ý thức tự giác còn kém. Việc đảo đảm trật tự An toàn giao thông là công việc cấp bách, không phải là công việc riêng của ngành công an mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong đó, xây dựng con người văn hóa trong giao thông sẽ góp phần hạn chế tai nạn giao thông, đồng thời cũng góp phần tạo ra môi trường giao thông văn minh, lành mạnh.

Bạn đang đọc bài viết Xây dựng văn hóa giao thông đô thị tại Hà Nội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mở rộng thêm 94 km2 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Vào năm 2025, Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ mở rộng lên diện tích 305 km2, đồng thời dân số của thành phố dự kiến sẽ vượt qua con số 334.000 người, sau khi thực hiện quá trình sáp nhập một phần của huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc...

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.