Chủ nhật, 28/04/2024 07:41 (GMT+7)

Chủ tịch VATA: 'Quy hoạch bến xe Yên Sở là manh mún, tùy tiện'

Na Vũ -  Thứ ba, 28/08/2018 15:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

"Không thể giải thích được lý do nào khiến Hà Nội tiếp tục đặt thêm một bến xe vào “trung điểm ùn tắc” và tạo nên sự “dúm dó” trong quy hoạch khi Giáp Bát - Nước Ngầm - Yên Sở sát nhau".

Sẽ có trục ùn tắc Giáp Bát - Nước Ngầm - Yên Sở

“Nếu có thêm 400-500 lượt xe khách mỗi ngày, cộng với việc xe khách thường dừng đỗ dọc đường bắt khách sẽ tạo áp lực cho giao thông Thủ đô. Điều này là không thể chấp nhận được", ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam (VATA) nói và bày tỏ nghi ngờ về việc đặt bến xe Yên Sở vào đường gom vành đai 3, vốn là một nơi thường xuyên xảy ra ùn tắc. .

Theo ông Thanh, lộ trình được vạch sẵn là đến năm 2020, bến Giáp Bát sẽ điều chuyển về bến xe phía Nam. Khoảng 5 năm sau đó tới lượt bến Yên Sở và bến Nước Ngầm điều chuyển (sau 2025). Từ đó có thể tính được là bến xe Yên Sở chỉ hoạt động được vài năm rồi lại phải điều chuyển ra vành đai 4. 

Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho rằng điều này là bất hợp lý, bởi quy hoạch đô thị cần phải có tầm nhìn dài hạn chứ không thể chỉ quy hoạch một cách manh mún, tuỳ tiện.

Đối với việc quy hoạch bổ xung bến xe tư nhân Yên Sở vào năm 2016, ông Thanh vẫn không thể giải thích được lý do nào khiến Hà Nội lại tiếp tục đặt thêm một bến xe thành một “trục ùn tắc” và tạo nên sự “dúm dó” trong quy hoạch khi Giáp Bát - Nước Ngầm - Yên Sở được đặt sát nhau.

Sự có mặt của bến xe Yên Sở sẽ tạo nên tình trạng ùn tắc suốt trục đường?

Chưa công bằng, minh bạch giữa bến xe nhà nước và bến xe tư nhân?

Ông Nguyễn Văn Lập, Giám đốc bến xe Nước Ngầm, lại cho rằng cần đưa về cùng 1 mô hình (nhà nước quản lý hoặc xã hội hóa bến xe) để minh bạch hóa cho sự phát triển của các bến xe. Ông Lập kiến nghị Nhà nước chỉ nên đưa ra hành lang quản lý, còn vận hành bến do thị trường quyết định, đây là một phương án xã hội hóa toàn phần.

“Tôi cảm thấy chúng tôi chưa được đối xử công bằng so với các bến xe nhà nước. Có nên thống nhất một mô hình không hay nhiều mô hình, để nhà đầu tư bỏ vốn và yên tâm đầu tư”, ông Lập nói.

Về quy định rõ vận hành bến xe, ông Lập đưa ra ví dụ về những bến xe xã hội hoá chỉ được 10 năm. Đây là khoảng thời gian quá ngắn và quá khó cho những nhà đầu tư, dẫn đến sự dè chừng nhất định.

Tôi ví dụ luôn, nếu bến Nước Ngầm được đầu tư 50 năm, chúng tôi sẵn sàng bỏ tiền, nâng cấp đầu tư hiện đại hơn, có thể xây dựng thành nhiều tầng và yên tâm đầu tư hơn. Chính sự bất cập trong các văn bản luật hiện tại đã làm hạn chế việc thu hút nhà đầu tư quan tâm xã hội hoá bến xe”, ông Lập đánh giá.

Hà Nội vẫn có thể điều chỉnh quy hoạch

Quay trở lại câu chuyện về quy hoạch bến xe Yên Sở, PV đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Danh Liên, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội. Ông Liên lập tức nhận định đây là việc làm không phù hợp, đối lập hoàn toàn với chủ trương di chuyển bến xe ra khu vực đường vành đai 4 của Hà Nội.

Bến xe Yên Sở sẽ không thể đáp ứng nhu cầu san sẻ với bến Giáp Bát và Nước Ngầm vì diện tích nhỏ. Trong khi các bến khác đang hoạt động ổn định lại bị chuyển đi, rõ ràng không hợp lý và thiếu nhất quán.

Đặc biệt, việc cấp phép cho bến xe Yên Sở hoạt động đến 50 năm là rất lạ vì bến xe này nằm trong nội đô. Thực chất chỉ vài năm nữa là có chủ trương điều chuyển, vậy tại sao lại cấp 50 năm?

Mô hình bến xe Yên Sở.

“Xây dựng một bến xe không phải là cứ có miếng đất trống là quy hoạch vào đó được. Bến xe cần phải có mạng lưới hạ tầng thông thoáng, giảm áp lực cho giao thông đô thị. Ngoài ra, bến xe còn là công trình biểu tượng của địa phương. Vì thế, quy hoạch bến xe dù nhà nước hay xã hội hoá cần có tầm nhìn dài hạn và bình đẳng”, ông Liên nói.

Liên quan đến việc UBND Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch bến xe Yên Sở, ông Liên cho biết dù đã có trong quy hoạch song thành phố có thể điều chỉnh, vì trước đây cũng từng có quy hoạch bến xe Lương Yên nhưng sau đó lại điều chỉnh để xây nhà cao tầng.

Bạn đang đọc bài viết Chủ tịch VATA: 'Quy hoạch bến xe Yên Sở là manh mún, tùy tiện'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mở rộng thêm 94 km2 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Vào năm 2025, Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ mở rộng lên diện tích 305 km2, đồng thời dân số của thành phố dự kiến sẽ vượt qua con số 334.000 người, sau khi thực hiện quá trình sáp nhập một phần của huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc...

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề