Thứ sáu, 26/04/2024 17:56 (GMT+7)

Lặng thầm với nghề quét rác

 TT VH TTDL TP Thanh Hóa -  Thứ tư, 08/09/2021 22:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hai mươi ba năm gắn bó với nghề, đều đặn mỗi ngày, từ khi trời còn chưa sáng đến lúc đêm khuya, chị Nguyễn Thị Hà cứ lặng lẽ, âm thầm với cây chổi quét rác làm sạch phố phường.

Hai mươi ba năm gắn bó với nghề, đều đặn mỗi ngày, từ khi trời còn chưa sáng đến lúc đêm khuya, chị cứ lặng lẽ, âm thầm với cây chổi quét rác làm sạch phố phường. Đó là chị Nguyễn Thị Hà, tổ trưởng tổ sản xuất số 6, xí nghiệp môi trường 3, Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa.

3 giờ sáng, cả thành phố đang chìm trong giấc ngủ, dưới ánh điện, chị Nguyễn Thị Hà âm thầm, mải miết quét dọn. Khác với nhiều người và khác với nhiều nghề, ngày làm việc của chị Hà bắt đầu từ lúc 3h và trở về nhà lúc 6h30, buổi chiều bắt đầu từ 16h30 đến khi hoàn thành công việc là khoảng 20h30. 

tm-img-alt
Ca tối quét và thu gom rác của chị Nguyễn Thị Hà

Những ngày đầu chập chững vào nghề, giờ giấc làm việc khác thường ấy đã khiến cuộc sống của chị bị đảo lộn. Thế nhưng, với sự kiên trì, bền bỉ, làm nhiều thành quen, giờ đây thức khuya, dậy sớm với chị Hà đã trở nên quen thuộc. 

Dù cho đêm đông lạnh giá hay ngày hè nóng nực, mưa bão, đường phố không lúc nào vắng bóng chị. Cứ đến ca là chị lại ra đường, len lỏi vào từng con phố, từng ngõ ngách của phường Điện Biên - khu vực do chị phụ trách - để quét và thu gom rác thải.

Quét và thu gom rác thải là một nghề độc hại và không mấy nhẹ nhàng đối với phụ nữ, trụ lại được như chị đến hôm nay là cả một nỗ lực, cố gắng không nhỏ. Chị Hà tâm sự: “Rác thải sinh hoạt của thành phố ngày càng tăng đột biến, nên khối lượng công việc tôi phải làm là rất lớn. Công việc càng trở nên vất vả hơn mỗi khi trời mưa bão hay những ngày lễ, tết. Những ngày đó, tôi phải làm cật lực mới xong công việc. Vất vả thì không thể kể hết nhưng nếu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến khó khăn thì chẳng thể trụ lại với nghề. Vì vậy, tôi xác định mình cứ phải làm thật tốt công việc của mình và rồi càng ngày tôi càng thấy yêu nghề hơn”. 

Không chỉ có vất vả, công việc của chị Hà cũng không tránh khỏi những hiểm nguy rình rập. Ca đêm bắt đầu từ lúc 3h đến 6h30 là thời điểm tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro như tai nạn giao thông, bị đối tượng ăn chơi, say xỉn, nghiện ngập trêu ghẹo, làm phiền trong lúc làm việc.

Thế nhưng, với chị những tai nạn, rủi ro nghề nghiệp không khiến chị buồn lòng bằng ý thức chưa tốt của một số người dân trong việc xả rác bừa bãi, không đúng giờ, không đúng nơi quy định. Lúc mọi người quây quần bên mâm cơm chiều hay sum vầy đầm ấm, vui vẻ bên gia đình vào những ngày lễ, tết thì chị vẫn cần mẫn đưa từng nhát chổi đều đặn trên đường để làm sạch, đẹp cho phố, phường. 

Chưa năm nào chị được đón giao thừa cùng gia đình một cách trọn vẹn. 23 năm gắn bó với nghề, ngoài hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, với vai trò là tổ trưởng, chị Hà luôn gương mẫu, đi đầu trong công việc, hướng dẫn chị em trong tổ nghiêm túc thực hiện quy trình vệ sinh môi trường, đảm bảo an toàn lao động, phân công, sắp xếp hợp lý nhân lực. 

Chị cũng thường xuyên quan tâm, động viên anh chị em trong tổ, tạo điều kiện để mọi người cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Gắn bó với nghề mỗi ngày, chị Hà nhận ra một điều công việc của mình tuy không cao sang nhưng rất đáng trân trọng. Chị tự hào vì mình đã góp một phần công sức nhỏ bé của mình để đưa phố phường được sạch, đẹp hơn.

Với mong muốn rất giản dị của chị Nguyễn Thị Hà - Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa gửi gắm đến người dân hãy đổ rác đúng giờ và đúng nơi quy định sẽ là điều kiện thuận lợi cho những người làm nghề như chị Hà và đồng nghiệp của chị vơi bớt vất vả trong công việc của mình tiếp tục cống hiến thầm lặng cho phố, phường sạch, đẹp, văn minh./.

Bạn đang đọc bài viết Lặng thầm với nghề quét rác. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".

Tin mới