Chủ nhật, 28/04/2024 12:55 (GMT+7)

Lào Cai: Tăng cường phòng, chống ô nhiễm nguồn nước nuôi thủy sản

Anh Tâm -  Thứ tư, 26/07/2023 14:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mới đây, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Văn bản số 3542/UBND-NLN về tăng cường công tác chỉ đạo, thực hiện các biện pháp phòng, chống ô nhiễm nguồn nước trong nuôi trồng thủy sản.

Nội dung công văn nêu rõ: Ngành thủy sản của tỉnh Lào Cai những năm gần đây đã có bước phát triển khá tốt. Nghề nuôi cá nước lạnh, nuôi thâm canh và thâm canh cao các loài thủy sản truyền thống, loài có giá trị kinh tế cao được người dân quan tâm đầu tư nên năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất ngày càng tăng. Tuy nhiên, công tác quản lý nguồn nước vẫn còn những tồn tại, bất cập làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất.

tm-img-alt
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư sản xuất thủy sản theo hướng xanh, sạch, an toàn sinh học thân thiện với môi trường.

Để phòng, chống ô nhiễm nguồn nước trong nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo: UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng đến các tổ chức, cá nhân có hoạt động nuôi trồng thủy sản chấp hành các quy định của Luật Thủy sản năm 2017 và Nghị định số 26/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư sản xuất thủy sản theo hướng xanh, sạch, an toàn sinh học thân thiện với môi trường, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản. Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm cá tầm thực hiện nghiêm theo quy định tại Điều 40, Luật Thủy sản 2017 về nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm… Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm soát chất thải từ các hoạt động thủy sản tại địa phương; xây dựng các mô hình kiểm soát chất thải từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản; mô hình kinh tế tuần hoàn trong chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ thủy sản tại địa phương; kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản tại địa bàn. Căn cứ điều kiện thực tế, lồng ghép các nội dung về phòng, chống ô nhiễm nguồn nước trong hoạt động thủy sản vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố lồng ghép mục tiêu, nhiệm vụ về phòng, chống ô nhiễm nguồn nước trong nuôi trồng thủy sản với các kế hoạch, dự án và các chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan. Hằng năm chủ trì, phối hợp với sở Tài Nguyên và Môi trường và các sở, ngành liên quan để thông báo, cảnh báo, khuyến cáo cho các địa phương và người nuôi về chất lượng nước, biện pháp xử lý nhằm phát triển ngành thủy sản bền vững, hiệu quả. Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, tư duy về bảo vệ môi trường trong sản xuất thủy sản; tăng cường thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở nuôi trồng thủy sản thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường; phân tích, xét nghiệm các nguồn nước theo chức năng, nhiệm vụ để khuyến cáo, thông báo cho các địa phương làm căn cứ nuôi, trồng thủy sản. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai có hiệu quả các biện pháp để ngăn ngừa, kiểm soát và phòng trừ các loài thủy sản ngoại lai xâm hại; loài có nguy cơ xâm hại tại các thủy vực tự nhiên.

Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường chính sách hỗ trợ đầu tư, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong hoạt động thủy sản nhằm tăng năng suất, hiệu quả sản xuất và thân thiện với môi trường. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành có liên quan triển khai các giải pháp, đề tài về đánh giá sự phù hợp, áp dụng truy xuất nguồn gốc. Tăng cường hỗ trợ bảo hộ sở hữu trí tuệ và giải pháp công nghệ trong nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường.

Bạn đang đọc bài viết Lào Cai: Tăng cường phòng, chống ô nhiễm nguồn nước nuôi thủy sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau