Thứ ba, 30/04/2024 02:46 (GMT+7)

Sài Gòn: Nâng tỷ lệ nước thải sinh hoạt đã qua xử lý lên 71%

MTĐT -  Thứ hai, 08/04/2024 09:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với việc hoàn thành nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè, TPHCM sẽ nâng công suất xử lý nước thải sinh hoạt đô thị lên hơn 1,1 triệu m3/ngày đêm

Ngày 7-4, tại chương trình Dân hỏi - Chính quyền trả lời với chủ đề “Quản lý hoạt động cấp thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt”, ông Đặng Phú Thành, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM cho biết, nhằm nâng cao công suất xử lý nước thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn, TPHCM đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè (có công suất thiết kế là 480.000m3/ngày đêm), dự kiến hoàn thành vào tháng 6-2025.

Các đại biểu tham dự chương trình “Dân hỏi - Chính quyền trả lời” số tháng 4-2024. Ảnh: VIỆT DŨNG
Các đại biểu tham dự chương trình “Dân hỏi - Chính quyền trả lời” số tháng 4-2024. Ảnh: VIỆT DŨNG
Dân hỏi 3.jpg
Ông Đặng Phú Thành, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM (ngoài cùng bên phải) và các đại biểu tham gia trả lời các câu hỏi tại chương trình. Ảnh: VIỆT DŨNG

Theo ông Đặng Phú Thành, với việc hoàn thành nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè, TPHCM sẽ nâng công suất xử lý nước thải sinh hoạt đô thị lên hơn 1,1 triệu m3/ngày đêm, đạt tỷ lệ 71% lượng nước thải sinh hoạt đô thị đã qua xử lý trước khi thải ra môi trường. TPHCM cũng đã giao Sở KH-ĐT phối hợp các sở ngành liên quan tiếp tục đầu tư các nhà máy xử lý nước thải theo quy hoạch chung của thành phố. Hiện các dự án đang tiến hành đảm bảo tiến độ đã đề ra. UBND thành phố cũng ưu tiên đầu tư các dự án cấp thoát nước và xử lý nước thải.

Theo ông Nguyễn Viết Vũ, Trưởng phòng Quản lý Tài nguyên nước, khoáng sản và biển đảo, Sở TN-MT TPHCM, tổng công suất xử lý nước thải sinh hoạt đô thị của thành phố là 644.000 m3/ngày, mới đạt khoảng 40% lượng nước thải hàng ngày. Như vậy còn 60% nước thải sinh hoạt chưa được xử lý, dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng môi trường. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố cũng đề ra mục tiêu tới năm 2025, lượng nước thải sinh hoạt qua xử lý trước khi thải ra môi trường đạt trên 75%, tới năm 2030 là 88%. Để đạt được mục tiêu này, phải xây dựng các hệ thống xử lý nước thải - việc này là rất cấp thiết.

Đối với những băn khoăn của cử tri về ảnh hưởng của các nhà máy xử lý nước thải tới những hộ dân xung quanh, ông Nguyễn Viết Vũ khẳng định, việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tuân thủ đúng các tiêu chuẩn theo quy định pháp luật thì việc đảm bảo môi trường, sức khỏe người dân là hoàn toàn thực hiện được, mong người dân tiếp tục ủng hộ chủ trương chung.

Về vấn đề đảm bảo nguồn cấp nước, ông Nguyễn Thanh Sử, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty cấp nước Sài Gòn - Sawaco cho biết, hiện Sawaco đảm bảo nguồn nước cấp cho 10 triệu dân TPHCM, với tổng công suất cấp nước của toàn hệ thống đạt 2,4 triệu m3/ngày đêm. Trong đó, lượng nước phát ra mạng lưới cấp nước 2 triệu m3/ngày đêm, công suất còn lại để dự phòng.

Theo ông Sử, với tốc độ phát triển của TPHCM về dân số thì Sawaco đã chủ động các giải pháp nhằm nâng công suất. Cụ thể, từ năm 2025, Sawaco sẽ nâng tổng công suất cấp nước của toàn hệ thống đạt 2,9 triệu m3/ngày đêm, tới năm 2030 là 3,6 triệu m3/ngày đêm. Để đạt được các mục tiêu trên, Sawaco đã chủ động đầu tư xây mới 2 nhà máy nước là Nhà máy nước Kênh Đông II (công suất 250.000 m3/ngày đêm) và Nhà máy nước Thủ Đức IV (công suất 300.000 m3/ngày đêm). Bên cạnh đó, Sawaco đã trình UBND TPHCM về việc xin cải tạo 45 trạm cấp nước giếng trên địa bàn để làm nguồn dự phòng cho thành phố.

Dân hỏi 2.jpg
Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Trưởng Ban Đô thị HĐND TPHCM (ngồi giữa bên trái) điều hành chương trình. Ảnh: VIỆT DŨNG

Phát biểu kết luận, bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Trưởng Ban Đô thị, HĐND TPHCM cho biết, Thường trực HĐND thành phố đề nghị UBND thành phố tăng cường xã hội hóa để thực hiện các kế hoạch, đảm bảo các chỉ tiêu về cấp, thoát nước, xử lý nước thải, chống ngập... nhằm cải thiện chất lượng sống của người dân và bảo vệ môi trường sống; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy cấp nước, xử lý nước thải; tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý.

Bạn đang đọc bài viết Sài Gòn: Nâng tỷ lệ nước thải sinh hoạt đã qua xử lý lên 71%. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo SGGP

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...