Thứ hai, 29/04/2024 12:34 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 10/11/2023

MTĐT -  Thứ sáu, 10/11/2023 16:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 10/11/2023. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 10/11/2023 trên moitruongvadothi.vn.

Chính phủ đề xuất loạt cơ chế đặc thù cho Thủ đô Hà Nội

Tờ trình của Chính phủ gửi Quốc hội mới đây đề xuất cán bộ tại Hà Nội được quản lý thống nhất từ cấp xã đến thành phố với các tiêu chuẩn chung. Để thu hút nhân tài cống hiến cho thành phố, Chính phủ đề xuất Hà Nội có chế độ đãi ngộ nhân tài riêng, như tuyển dụng không qua thi tuyển.

Tương tự cơ chế áp dụng cho TP HCM, Hà Nội cũng được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị Thủ đô và một số cơ quan ngành dọc trung ương đóng trên địa bàn. Tổng mức chi cho nội dung này không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức.

Bên cạnh đó, Hà Nội được quy định một số ưu đãi cho khoa học, công nghệ khác với pháp luật hiện hành, trong đó có mở rộng diện áp dụng hình thức khoán kinh phí so với Luật Khoa học và công nghệ. Thành phố quy định định hướng phát triển các khu công nghệ cao ở Thủ đô và một số vấn đề chung về Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố Hà Nội.

HĐND TP cũng quy định nội dung, mức hỗ trợ cao hơn quy định hiện hành đối với nghệ nhân, người thực hành di sản văn hóa phi vật thể; việc truyền dạy, thực hành, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Về mô hình tổ chức, dự thảo luật đề xuất thực hiện mô hình không tổ chức HĐND phường ở Hà Nội theo nghị quyết số 97 và bổ sung thành phố thuộc thủ đô Hà Nội.

Tăng số lượng đại biểu HĐND (từ 95 lên 125 đại biểu), tỉ lệ đại biểu chuyên trách (từ 20% lên 25%), số lượng phó chủ tịch HĐND (từ 2 lên tối đa 3).

Mở rộng thành phần Thường trực HĐND so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhằm nâng cao năng lực và tăng tính chuyên nghiệp của HĐND.

Quy định cơ cấu tổ chức của chính quyền 2 thành phố thuộc Hà Nội. Dự kiến thành lập theo nghị quyết 15 của trung ương tại khu vực phía bắc - thành phố logistics, dịch vụ - vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và phía tây - thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học - vùng Hòa Lạc, Xuân Mai.

Trong đó thành phố phía bắc rộng khoảng 633km2, dân số 3,25 triệu người; thành phố phía tây rộng 251km2, dân số khoảng 1,2 triệu người.

Với những đặc thù khác so với chính quyền quận, huyện, thị xã như tăng số lượng phó chủ tịch HĐND, UBND, đại biểu HĐND chuyên trách, bổ sung Ban đô thị...

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Dự luật đề xuất thành phố quy định di dời cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường kéo dài hoặc thâm dụng lao động, cơ sở y tế có nguy cơ truyền nhiễm, lây nhiễm cao ra khỏi khu vực nội đô lịch sử, đô thị trung tâm; cho phép hỗ trợ, ưu đãi thu mua, chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch.

Thành phố được giữ lại 100% tiền sử dụng đất, cho thuê đất để thực hiện nhiệm vụ phát triển Vùng Thủ đô, hỗ trợ di dời các cơ quan trung ương, trường học, bệnh viện, cơ sở sản xuất theo quy hoạch để có quỹ đất phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ cộng đồng.

Dự luật bổ sung 3 lĩnh vực mà Hà Nội được quy định mức phạt tiền cao hơn nhưng không quá hai lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định, gồm phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, quảng cáo. Thành phố cũng được quy định biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính là ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, nhà ở, phòng cháy, chữa cháy.

Dự án luật Thủ đô sửa đổi sẽ được Quốc hội thảo luật tại tổ vào chiều 10/11. Cùng ngày, các đại biểu cũng cho ý kiến vào ba dự án Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Lưu trữ sửa đổi.

Dự luật cũng đề xuất bổ sung 3 lĩnh vực mà Hà Nội được quy định mức phạt tiền cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định, gồm phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, quảng cáo.

Quy định biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính là ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, nhà ở, phòng cháy, chữa cháy.

Dự thảo cũng đề xuất quy định di dời cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường kéo dài hoặc thâm dụng lao động, cơ sở y tế có nguy cơ truyền nhiễm, lây nhiễm cao ra khỏi khu vực nội đô lịch sử, đô thị trung tâm.

Cho phép hỗ trợ, ưu đãi thu mua, chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch.

Cao tốc Bắc - Nam đã giải ngân 44.500 tỷ đồng trong 10 tháng

So với cùng kỳ năm 2022, kết quả giải ngân cao gấp hơn 2,2 lần giá trị. Đáng chú ý riêng dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông chiếm hơn 60% tổng kế hoạch vốn của Bộ Giao thông Vận tải.

Trong 10 tháng qua, dự án giai đoạn 1 (2017 - 2020) đã giải ngân gần 11.300 tỷ đồng, đạt 69%; dự án giai đoạn 2 giải ngân hơn 33.200 tỷ đồng, đạt 72%.

tm-img-alt
 Ảnh minh họa.

Để đạt được kết quả trên, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu các chủ đầu tư xây dựng kế hoạch giải ngân trước làm cơ sở xây dựng tiến độ thi công, biện pháp tổ chức thi công phù hợp, bảo đảm giải ngân đúng kế hoạch đã xây dựng.

Việc rà soát, điều hòa vốn cũng được thực hiện thường xuyên giữa các dự án giải ngân chậm và các dự án có tiến độ giải ngân tốt.

Từ đầu năm tới nay, Bộ Giao thông Vận tải đã điều chỉnh kế hoạch 7 đợt cho 71 dự án với giá trị vốn điều chỉnh 4.463 tỷ đồng. Việc điều hòa vốn được các chủ đầu tư ưu tiên cho các dự án quan trọng, cấp bách.

Hà Nội quy hoạch 7 ô đất tại quận Hoàng Mai để xây dựng trường học

UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết/quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 tại 7 ô đất trên địa bàn quận Hoàng Mai để xây dựng trường học công lập.

Theo đó, UBND Thành phố giao UBND quận Hoàng Mai là đơn vị tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh cục bộ các đồ án quy hoạch chi tiết/quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 tại 7 ô đất trên địa bàn quận Hoàng Mai, gồm:

03 ô đất ký hiệu TH-III.15,2. NT-II.7.3, TH-III.16.1 thuộc Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp, tỷ lệ 1/500, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai.

01 ô đất ký hiệu TH2 thuộc Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Tây Nam hồ Linh Đàm, tỷ lệ 1/500, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai.

02 ô đất ký hiệu TH1, TH2 thuộc Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới C2, tỷ lệ 1/500, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai.

tm-img-alt

01 ô đất ký hiệu NT thuộc Quy hoạch tổng mặt bằng Khu văn phòng giao dịch, nhà chung cư cao tầng, khu căn hộ khách sạn lưu trú, khu biệt thự và nhà vườn để bán và cho thuê, tỷ lệ 1/500 phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai.

UBND TP yêu cầu UBND quận Hoàng Mai có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt các đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết/quy hoạch tổng mặt bằng, tỷ lệ 1/500 tại 07 khu đất nêu trên theo đúng các đồ án quy hoạch phân khu đô thị có liên quan, quy định pháp luật về quy hoạch đô thị và các quy định pháp luật có liên quan.

Bên cạnh đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh cục bộ các đồ án quy hoạch chi tiết/quy hoạch tổng mặt bằng, tỷ lệ 1/500 tại 07 khu đất theo quy định.

Bộ GTVT thúc tiến độ hoàn thành đường nối hai cao tốc lớn

Bộ GTVT vừa gửi văn bản đề nghị UBND hai tỉnh: Hưng Yên, Hà Nam khẩn trương thi công hoàn thành các khối lượng còn lại và kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 dự án xây dựng tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

Theo Bộ GTVT, sau sự chỉ đạo quyết liệt của UBND các tỉnh, đến nay các hạng mục chính của dự án đã cơ bản hoàn thành.

Tuy nhiên, một số hạng mục (hệ thống an toàn giao thông trên tuyến chính, hạng mục bổ sung: cầu vượt QL38, hệ thống đèn tín hiệu) chưa hoàn thành.

Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo, đôn đốc chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu tập trung thi công hoàn thành toàn bộ dự án, đặc biệt hệ thống an toàn giao thông, đặc biệt là dải phân cách giữa, lưới chống chói, vạch sơn, biển báo, đèn tín hiệu... thảm BTN đường hai đầu cầu Châu Giang, bảo đảm chất lượng, tiến độ, mỹ quan công trình.

Đánh giá hiện nay, lưu lượng các phương tiện lưu thông trên tuyến rất lớn, đặc biệt xe tải trọng nặng phục vụ san lấp, thi công các khu công nghiệp, trong khi hệ thống ATGT nhà thầu chưa thi công hoàn chỉnh, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT, Bộ GTVT đề nghị địa phương chỉ đạo các đơn vị kiểm tra, rà soát bổ sung đầy đủ cọc tiêu, biển báo, hệ thống ATGT trong phạm vi công trường thi công, đảm bảo an toàn cho người lao động, máy móc, thiết bị thi công, các phương tiện lưu thông trên tuyến theo quy định.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet.

Đối với dự án qua địa phận tỉnh Hưng Yên, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo chủ đầu tư, cơ quan liên quan đề nghị xử lý dứt điểm các vướng mắc với một số hộ dân còn lại, bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công các nhánh trong nút giao và đường hai đầu cầu vượt Quốc lộ 38 trong tháng 11/2023.

Cụ thể, nhà thầu cần lập lại tiến độ thi công tổng thể, chi tiết khối lượng công việc còn lại (thi công thân, xà mũ mố, trụ cầu, tường chắn hai đầu cầu, các nhánh của nút giao…), huy động đầy đủ nhân lực, máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu; bổ sung đủ các mũi thi công, xem xét bố trí làm tăng ca để đẩy nhanh tiến độ thi công bảo đảm hoàn thành toàn bộ dự án trước ngày 31/12/2023.

Bộ Giao thông Vận tải đề nghị cấp có thẩm quyền địa phương chỉ đạo chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu huy động đầy đủ nhân lực, thiết bị, vật tư, vật liệu, đẩy nhanh tiến độ thi công, bảo đảm hoàn thành đồng bộ với dự án đường nối hai cao tốc để đưa dự án vào khai thác, phát huy hiệu quả đầu tư.

Đánh giá kết quả giải ngân vốn dự án còn chậm so với kế hoạch đã được chấp thuận, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị cấp thẩm quyền tỉnh Hưng Yên, Hà Nam yêu cầu các đơn vị, chủ thể liên quan khẩn trương kiểm tra, rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu, thanh toán để đẩy nhanh công tác giải ngân các khối lượng đã thi công, bảo đảm kế hoạch giải ngân vốn theo yêu cầu.

Thanh Hóa quy hoạch Khu dân cư phía Tây đô thị Gốm khoảng 1.400 người

Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch có diện tích khoảng 86.564 m2; phạm vi quy hoạch thuộc địa giới hành chính xã Đồng Lợi, huyện Triệu Sơn, được giới hạn bởi ranh giới phía Bắc giáp Đường tỉnh 517; phía Nam giáp đường từ trung tâm TP. Thanh Hoá nối đường Nghi Sơn - Sao Vàng; phía Đông giáp đất dân cư mới; phía Tây giáp Nhà máy May Dream F Vina.

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Đây là khu dân cư mới được đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; bao gồm các nhóm nhà ở, công trình công cộng và công viên cây xanh, bãi đỗ xe phục vụ dân cư. Quy mô dân số dự kiến khoảng 1.400 người.

Ấn định thời gian hoàn thành cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ

Cụ thể, Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư) đẩy nhanh tiến độ thi công dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Chỉ đạo các nhà thầu thi công huy động đầy đủ nguồn lực, tổ chức thi công 3 ca - 4 kíp để bù lại tiến độ, bảo đảm hoàn thành các hạng mục công trình theo đúng kế hoạch đã được các đơn vị nhà thầu cam kết.

Trong đó Bộ GTVT yêu cầu hoàn thành đắp vật liệu dạng hạt các cầu trước ngày 10/11, hoàn thành móng cấp phối đá dăm trước ngày 25/11,...Đặc biệt phải hoàn thành việc thảm bê tông nhựa trước ngày 10/12/2023.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Ngoài ra các nhà thầu tổ chức thi công các hạng mục bảo đảm hoàn thành thi công và hoàn thiện các thủ tục để đưa dự án vào khai thác trước ngày 31/12/2023.

Khẩn trương huy động bổ sung máy móc thiết bị, nhân lực để triển khai thi công hệ thống đường gom, đường ngang, nút giao đảm bảo hoàn thành đồng bộ với tuyến chính.

Bộ GTVT cũng yêu cầu tư vấn giám sát tăng cường kiểm soát chất lượng thi công, nhất là phần móng, mặt đường và các hạng mục thực hiện ban đêm.

Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ có tổng chiều dài gần 23km; trong đó qua tỉnh Vĩnh Long có chiều dài hơn 12km, Đồng Tháp dài hơn 10km. Tổng mức đầu tư công trình hơn 4.800 tỷ đồng.

Giai đoạn 1, tuyến được đầu tư với quy mô 4 làn xe, vận tốc 80 km/h. Dự án sẽ hoàn thành đưa vào khai thác vào cuối năm 2023.

TP Thủ Đức bàn giao toàn bộ mặt bằng Vành đai 3 trong năm nay

Tiến độ giải phóng mặt bằng dự án Vành đai 3 qua TP Thủ Đức hiện đạt 90%, địa phương cho biết sẽ bàn giao toàn bộ phần còn lại cho chủ đầu tư vào cuối năm nay.

Ông Võ Trí Dũng, Trưởng ban Bồi thường giải phóng mặt bằng (UBND TP Thủ Đức) vừa cho biết, khó khăn của TP Thủ Đức là có số lượng đất thu hồi đất lớn, gần 600 hồ sơ với khoảng 100ha. Dự án Vành đai 3 đi qua các tuyến đường lớn của địa phương, nên nhiều người dân không đồng thuận giá và so sánh với các địa phương khác là khó tránh khỏi

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Đặc thù đường Vành đai 3 đi qua TP Thủ Đức có 2/3 số lượng hồ sơ là nhà ở, đất ở. Việc thu thập pháp lý, xác minh, xác nhận nguồn gốc mất nhiều thời gian hơn so với hồ sơ đất nông nghiệp. 

Phần lớn, các hộ chuyển nhượng bằng giấy tay, tự chuyển mục đích sử dụng thành đất phi nông nghiệp sau thời điểm quy định. Do đó, người dân cũng không đồng ý bồi thường theo đơn giá đất nông nghiệp. Điều này dẫn đến khó khăn khi vận động. 

TP Thủ Đức đã thực hiện đủ trình tự, thuê tư vấn thẩm định giá để tính tiền cho các hộ dân và công trình trên đất. Việc áp giá hiện nay tương đối sát với giá thị trường. 

Để bàn giao mặt bằng như kế hoạch đề ra, địa phương đã lập 6 tổ công tác trên 4 phường, do do Ban Thường vụ Thành ủy TP Thủ Đức làm tổ trưởng. Các tổ cùng nhiều ngành tập trung vận động, đến từng phường để giải quyết, tránh để người dân đi lại mất thời gian.

Khi tuyến đường được đưa vào khai thác, phương tiện vận tải liên tỉnh không cần đi qua trung tâm TP.HCM, khu vực đông dân cư; tiết kiệm được thời gian hành trình, chi phí, tạo thêm hướng kết nối giữa TP.HCM với sân bay Long Thành ngoài cao tốc TP.HCM - Long Thành. 

Dự kiến từ tháng 7/2024, Metro số 1 tại TP.HCM mở bán vé cho khách

Chiều 9/11, tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế - xã hội, ông Nguyễn Trung Hiếu, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Đường sắt đô thị số 1, trả lời báo chí về tiến độ vận hành metro số 1.

Theo ông Nguyễn Trung Hiếu, hiện tiến độ công trình đã đạt khoảng 96%, dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay.

Từ tháng 1 đến tháng 6/2024, TP.HCM sẽ tiếp tục nghiệm thu một số hạng mục và thanh toán các hạng mục đã hoàn thành; đào tạo nhân sự vận hành thương mại; đánh giá chứng nhận an toàn hệ thống; lắp đặt các hệ thống cơ điện; hoàn thành thi công nhánh trái và nhánh phải cầu bộ hành các ga trên cao…

Dự kiến tháng 7/2024 sẽ đưa metro số 1 vào vận hành thương mại.

tm-img-alt
Dự kiến tháng 7/2024 sẽ đưa metro số 1 vào vận hành thương mại. (Ảnh: Internet)

Trước đó, vào tháng 8, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TPHCM có văn bản gửi các sở, ban ngành có liên quan về việc góp ý dự thảo Tờ trình và Quyết định ban hành giá vận tải hành khách trên tuyến đường sắt đô thị số 1 TPHCM.

Theo đó, Sở đề xuất vé tàu metro số 1 TPHCM gồm vé lượt, vé ngày và vé tháng. Trong đó, giá vé lượt, cự ly vận chuyển nhỏ hơn đến dưới 5 km là 12.000 đồng/lượt, lớn hơn từ 5 đến 10 km là 14.000 đồng/lượt và lớn hơn từ 10 đến 15 km là 16.000 đồng/lượt. Ngoài ra, cự ly lớn hơn 15 km đến hết tuyến là 18.000 đồng/lượt.

Bên cạnh đó, vé 1 ngày có giá là 40.000 đồng, vé 3 ngày có giá 90.000 đồng, vé tháng là 260.000 đồng.

Mức giá vé mới đề xuất được áp dụng từ ngày tuyến metro số 1 TPHCM chính thức đưa vào khai thác thương mại. Thời gian áp dụng tối thiểu 3 năm đầu và tối đa là 5 năm đầu.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 10/11/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.