Thứ hai, 29/04/2024 03:40 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 24/7/2023

MTĐT -  Thứ hai, 24/07/2023 17:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 24/7/2023. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 24/7/2023 trên Môi trường và Đô thị Việt Nam.

Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường rộng 17,5m nối với Vành đai 3

Theo đó, tuyến đường có chiều dài khoảng 1.050m thuộc địa bàn phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Hướng tuyến đường phù hợp với Quy hoạch phân khu đô thị H2-4, tỷ lệ 1/2000 đã được UBND TP. Hà Nội phê duyệt từ năm 2015. Cụ thể, điểm đầu tuyến giao với tuyến đường vào trường tiểu học chất lượng cao Yên Sở, điểm cuối tuyến giao với tuyến đường Vành đai 3.

Quy mô mặt cắt ngang tuyến đường rộng 17,5m phù hợp quy hoạch phân khu đô thị H2-4, gồm: lòng đường xe chạy rộng 7,5m (2 làn xe); vỉa hè hai bên rộng 2x5m.

tm-img-alt
Tuyến đường có chiều dài khoảng 1.050m thuộc địa bàn phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ảnh minh họa.

Đối với đoạn tuyến đi qua khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng - xây dựng cầu Thanh Trì, chỉ giới đường đỏ được xác định trùng với mặt công trình hiện có và phù hợp với chỉ giới đường đỏ cấp cho Ban quản lý Thăng Long được Sở Quy hoạch - Kiến trúc chấp thuận ngày 8/11/2002.

Các nút giao trên tuyến đường theo quy hoạch xác định là giao bằng. Các tuyến đường ngang dọc theo tuyến đường mới chỉ xác định sơ bộ, sẽ được xác định cụ thể trong quá trình lập quy hoạch tại khu vực được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

UBND TP. Hà Nội giao UBND quận Hoàng Mai chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các đơn vị liên quan tổ chức công bố, bàn giao hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường được UBND TP. Hà Nội phê duyệt cho UBND phường Yên Sở để quản lý quy hoạch xây dựng dọc hai bên tuyến đường.

Các đơn vị triển khai cắm mốc giới tuyến đường theo quy hoạch đồng thời với việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (trong quá trình thực dự án đầu tư tuyến đường) để tránh lãng phí, chồng chéo trong công tác cắm mốc giới.

Hà Nội: Chung cư tiếp tục tăng giá, thời điểm xuống tiền tốt được xác định

Báo cáo từ các đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy, nửa đầu năm 2023, nguồn cung căn hộ tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM rất nhỏ giọt, đặc biệt là ở khu vực trung tâm.

Tại Hà Nội, theo thống kê của CBRE, tổng nguồn cung căn hộ mới trong 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3.926 căn, giảm hơn 53% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức thấp nhất được ghi nhận trong 5 năm qua.

Trong khi số lượng căn hộ mới khiêm tốn thì lượng căn hộ bán ra vượt nguồn cung mới trong cả quý 2 và nửa đầu năm 2023. Tổng số ghi nhận có gần 4.280 căn hộ chung cư được bán ra tại thị trường Hà Nội trong 6 tháng đầu năm nay. Dự án căn hộ chung cư phát triển tại các khu đô thị tiếp tục thể hiện sức hấp thụ tích cực và đóng góp lớn vào tổng số căn hộ bán được trong nửa đầu năm 2023.

Việc tỷ lệ hấp thụ cao hơn nguồn cung mới cho thấy nhà đầu tư, khách mua ở thực đã dần quay trở lại thị trường và lực cầu căn hộ vẫn luôn ở mức cao. Theo số liệu quý 2/2023 từ Batdongsan.com.vn, thị trường Hà Nội ghi nhận lượt tìm mua căn hộ cải thiện ở các quận Hoàng Mai, Nam Từ Niêm, Long Biên, Hà Đông với mức tăng từ 2- 6% so với quý trước.

Mở rộng hơn, nhu cầu mua chung cư của người Việt càng thể hiện rõ qua một khảo sát mới đây của Batdongsan.com.vn khi có đến 61% người tham gia khảo sát có dự định sẽ xuống tiền mua BĐS trong năm 2024. Trong đó, 59% có nhu cầu mua để đầu tư.

Trong bối cảnh nguồn cung căn hộ mới tiếp tục nhỏ giọt và lực cầu chưa có dấu hiệu chững lại, tỷ lệ hấp thụ căn hộ cao hơn lượng cung mới sẽ là nét chính của thị trường chung cư Hà Nội trong thời gian tới.

Thái Nguyên: Một DN đăng ký thực hiện dự án khu đô thị 1.496 tỷ đồng

Trước đó, Dự án đã được mở hồ sơ đăng ký thực hiện lần đầu vào ngày 18/5/2023.

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Quy mô sử dụng đất của dự án là 430.844 m2, tại xã Quyết Thắng, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Tổng vốn đầu tư sơ bộ là 1.496,1 tỷ đồng, trong đó, tổng chi phí thực hiện là 749,96 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là 746,193 tỷ đồng.

Mục tiêu xây dựng hoàn thiện khu đô thị, kết nối với hạ tầng hiện có và các khu giáp ranh, tạo ra một khu đô thị đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình khác theo đồ án quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, giảm áp lực về nhu cầu nhà ở cho khu vực...

Bộ GTVT: Mục tiêu đến năm 2030 cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc

Bộ GTVT cho biết: Chủ trương phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đặc biệt đối với tuyến đường bộ cao tốc là chủ trương lớn của Đảng đã được xác định tại văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII, XIII của Đảng; Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều Nghị quyết, Kết luận cụ thể để thực hiện chủ trương này đối với từng vùng kinh tế, tỉnh/thành phố. Tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020 và Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, kết cấu hạ tầng giao thông đã có chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng vẫn chưa bảo đảm tính đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đầu tư các tuyến đường bộ cao tốc còn chậm, chưa hợp lý, phân bổ chưa hài hòa giữa các vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực và vùng khó khăn. Trên cơ sở đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra mục tiêu “Đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc”. Đây là thách thức lớn cần có sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực, quyết tâm vượt bậc của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương để thực hiện thành công mục tiêu Đại hội Đảng.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Ảnh: Internet

Về tình hình triển khai, kể từ khi tuyến cao tốc đầu tiên được khởi công năm 2004 (thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương), sau gần 20 năm xây dựng, hệ thống đường cao tốc đã được đầu tư như sau: (1) đã đưa vào khai thác khoảng 1.729 km; (2) đang thi công xây dựng và hoàn thành trong giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 1.071 km; (3) đã quyết định chủ trương đầu tư, bố trí đủ vốn thực hiện, dự kiến khởi công giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 1.258 km (trong đó, khoảng 344 km hoàn thành trong năm 2025) và (4) đang chuẩn bị đầu tư khoảng 928 km chờ cân đối nguồn vốn đầu tư gồm: Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), Ninh Bình - Hải Phòng, Bảo Lộc - Liên Khương, thành phố Hồ Chí Minh – Chơn Thành, thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, Gò Dầu - Xa Mát, Vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh,.. (một số tuyến giao địa phương là cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo phương thức PPP4 đang tích cực triển khai, trong đó đối với tuyến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, nhà đầu tư đã đề xuất trình UBND tỉnh Bình Phước hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi với quy mô phân kỳ 4 làn xe hoàn chỉnh, tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 29.878 tỷ đồng, vốn nhà nước tham gia khoảng 14.939 tỷ đồng chiếm 50% tổng mức đầu tư; về nguồn vốn hỗ trợ dự án, Phó Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và UBND tỉnh Bình Phước thống nhất phương án tài chính, xác định rõ cơ cấu các nguồn vốn và yêu cầu UBND tỉnh Bình Phước khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương theo quy định).

Khởi công dự án thành phần 2 của cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh vào đầu năm 2024

Bộ GTVT cho biết, ngay sau khởi công dự án thành phần 1 qua địa phận tỉnh Đồng Tháp, nhà thầu đã tiếp nhận mặt bằng thi công, tập kết máy móc, thiết bị, nhân sự, triển khai dọn dẹp mặt bằng để triển khai công tác đào vét hữu cơ, đường công vụ.

Tính đến hết tuần đầu tháng 7/2023, dự án thành phần 1 cũng đã được bàn giao mặt bằng hơn 93ha, đạt hơn 92% tổng diện tích mặt bằng.

Riêng dự án thành phần 2 có chiều dài hơn 11km còn gặp khó do đi qua khu vực địa chất phức tạp, chiều dày tầng đất yếu lớn, chi phí đền bù GPMB tăng cao làm vượt sơ bộ tổng mức đầu tư.

Cụ thể, chi phí GPMB tăng khoảng 857 tỷ đồng do được cập nhật trên cơ sở số liệu rà soát thực tế; Chi phí xây dựng tăng khoảng 584 tỷ đồng, do cập nhật khối lượng, đơn giá; Chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác tăng khoảng 131 tỷ đồng do được tính toán theo tỷ lệ phần trăm của chi phí xây dựng; Chi phí dự phòng tăng hơn 200 tỷ đồng tương ứng.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet.

“Để có cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chủ trương đầu tư, Bộ GTVT đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang xin ý kiến về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án.

Sau khi có ý kiến của các đơn vị liên quan, Bộ GTVT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Theo báo cáo, nếu chủ trương đầu tư được phê duyệt điều chỉnh trong tháng 7/2023, chủ đầu tư sẽ triển khai các công việc liên quan để khởi công dự án vào tháng 1/2024”, Bộ GTVT thông tin.

Chỉ đạo công tác triển khai dự án Cao Lãnh - An Hữu, tại cuộc họp về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án đường cao tốc và triển khai vốn ODA vùng đồng bằng sông Cửu Long vào đầu tháng 7/2023, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu UBND tỉnh Tiền Giang thống nhất với UBND tỉnh Đồng Tháp, chỉ đạo chủ đầu tư dự án phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong tháng 7/2023.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ cân đối nguồn ngân sách Trung ương, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, hỗ trợ đối với phần kinh phí tăng thêm cho dự án theo quy định của pháp luật.

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1 có mục tiêu phát huy hiệu quả dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng sông Cửu Long; hoàn thiện, kết nối tuyến N2, đường Hồ Chí Minh và tuyến đường cao tốc Bắc Nam phía tây. 

Dự án được đầu tư nhằm từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ kết nối giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Long An, Đồng Tháp nói riêng.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 24/7/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.