Thứ hai, 29/04/2024 14:02 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 26/10/2023

MTĐT -  Thứ năm, 26/10/2023 16:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 26/10/2023. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 26/10/2023 trên moitruongvadothi.vn.

Từ 1/12, chung cư không được để xe tại tầng có lối thoát nạn

Trong đó, về đảm bảo an toàn cho người, đối với nhà có chiều cao PCCC không quá 15 m,  chiều cao PCCC từ trên 15 m đến 21 m, chiều cao PCCC từ trên 21 m đến 25 m, Thông tư quy định không được để xe cơ giới, không được bố trí kho hạng A, B, C tại tầng có lối thoát nạn ra ngoài nhà, trừ khi các khu vực này được ngăn cách theo các quy định của quy chuẩn này.

Đối với nhà từ 3 tầng trở xuống hoặc có chiều cao PCCC từ 9 m trở xuống, được sử dụng cầu thang bộ loại 2 để thoát nạn khi bảo đảm điều kiện người trong nhà có thể thoát ra lối thoát nạn khẩn cấp (ra ban công, lô gia thoáng, qua cửa sổ hoặc lối thoát nạn khẩn cấp tương tự) hoặc lên được sân thượng thoáng khi có cháy, và thang bộ loại 2 phải được ngăn cách với khu vực tầng hầm (nếu có) bằng vách ngăn cháy loại 2;...

tm-img-alt
Từ 1/12, chung cư không được để xe tại tầng có lối thoát nạn (Ảnh: Internet)

Thông tư nêu rõ, hồ sơ thiết kế xây dựng đã hoàn thành thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy bởi cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, trước khi Thông tư 09/2023/TT-BXD có hiệu lực, tiếp tục được thực hiện theo hồ sơ thiết kế đã thẩm duyệt.

Bên cạnh đó, hồ sơ thiết kế xây dựng đã có văn bản góp ý trả lời về thiết kế phòng cháy chữa cháy tại bước thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, nhưng chưa được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy, trước khi Thông tư 09/2023/TT-BXD có hiệu lực, tiếp tục được thực hiện thẩm duyệt thiết kế theo văn bản góp ý trả lời.

Đồng thời, hồ sơ thiết kế xây dựng chưa được góp ý và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy bởi cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền kể từ thời điểm Thông tư 09/2023/TT-BXD có hiệu lực, thì phải tuân thủ các quy định của QCVN 06:2022/BXD và sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD.

Theo đó, kể từ ngày 1/12/2023, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình sẽ thực hiện theo các nội dung được quy định tại QCVN 06:2022/BXD và sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD.

Bộ Xây dựng thanh tra toàn diện chung cư mini

Tối 25/10 nhằm thực hiện Công điện số 991/CĐ-TTg (ngày 22/10/2023) của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý trật tự xây dựng và phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ, bảo đảm an toàn, bảo vệ tài sản, sức khỏe, tính mạng của nhân dân.

Bộ Xây dựng cho biết, theo Công điện số 991/CĐ-TTg, Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ tổ chức thanh tra toàn diện đối với hoạt động quản lý xây dựng nhà chung cư mini, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 12/2023.

Ngay sau đó, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã chỉ đạo Thanh tra Bộ Xây dựng xây dựng kế hoạch và hướng dẫn các địa phương thanh tra toàn diện đối với hoạt động quản lý xây dựng nhà chung cư mini.

tm-img-alt
Chung cư mini sai phép với gần 200 căn hộ ở huyện Thạch Thất - Hà Nội. (Ảnh: Internet)

Cụ thể, giao Thanh tra Bộ Xây dựng thanh tra tại một số địa phương tập trung nhiều công trình nhà chung cư mini và các loại hình nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở cho thuê trọ tại các khu công nghiệp có mật độ người ở cao, như Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương.

Đối với các địa phương còn lại Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo thanh tra toàn diện chung cư mini (theo hướng dẫn của Thanh tra Bộ Xây dựng) và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Xây dựng trong tháng 12/2023 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 24/10, Thanh tra Bộ Xây dựng đã lập các đoàn thanh tra đối với hoạt động quản lý xây dựng nhà chung cư mini tại TP.Hà Nội, TP.HCM và Bình Dương.

Việc thanh tra toàn diện chung cư mini nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân theo, đồng thời rà soát, đánh giá các quy định pháp luật về xây dựng, quản lý loại hình nhà ở riêng lẻ, nhiều tầng, nhiều căn hộ, cơ sở cho thuê trọ có mật độ người ở cao để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện phù hợp với thực tế hiện nay.

Trước đó, cũng liên quan đến chung cư mini, ngày 29/9, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành quyết định về việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện điện số 825/CĐ-TTg ngày 15/9 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy.

Đề xuất bỏ quy định tuổi lái xe khách

Tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an - cơ quan chủ trì soạn thảo - đã đề xuất bỏ quy định tuổi tối đa của người điều khiển xe ôtô chở người trên 30 chỗ là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam như quy định hiện hành.

tm-img-alt
Đề xuất bỏ quy định tuổi tối đa của người điều khiển ôtô khách. (Ảnh: Internet)

Thay vào đó, dự thảo luật này chỉ quy định: Người đủ 18 tuổi trở lên được điều khiển xe môtô, xe ôtô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, phương tiện giao thông thông minh, xe máy chuyên dùng.

Ngoài ra, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải có sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển.

Đây là nội dung được các đối tượng chịu tác động cũng như chuyên gia đánh gia cao bởi nó phù hợp với độ tuổi lao động của người Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Đắk Lắk đề xuất Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch tỉnh 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050

Theo dự kiến, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh trong tháng 11/2023. Dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh trong tháng 12/2023.

Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, định hướng kêu gọi, thu hút đầu tư tập trung vào việc tạo ra một môi trường thuận lợi và cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư. Song song với đó, đề ra các biện pháp cải cách hành chính, tăng cường quyền lợi và bảo vệ các nhà đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, thúc đẩy sự đa dạng hóa kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, du lịch…

Việc huy động nguồn vốn ngoài ngân sách từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư là rất quan trọng để hoàn thành thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành Trung ương tham mưu tháo gỡ các rào cản về cơ chế, chính sách và hoàn thiện các quy định của pháp luật.

Trên cơ sở hồ sơ Quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh sớm hoàn thiện lập và phê duyệt điều chỉnh các quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch chung phát triển đô thị, các phương án sử dụng đất của các nông lâm trường chuyển về cho địa phương quản lý làm cơ sở để cấp có thẩm quyền phê duyệt các dự án đề xuất đầu tư trên địa bàn tỉnh.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Đắk Lắk cũng sẽ tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại. Trong đó chú trọng đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình, dự án trọng điểm để thúc đẩy liên kết vùng, đặc biệt là đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, đường vành đai phía Đông TP. Buôn Ma Thuột, nâng cấp Cảng hàng không Buôn Ma Thuột, xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại Cửa khẩu Đắk Ruê, Dự án khu công nghiệp Phú Xuân…

Tỉnh cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng; hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư thực hiện dự án trên địa bàn...

Theo Dự thảo, Quy hoạch tỉnh đưa ra triết lý quy hoạch đảm bảo phát triển dựa trên ba trụ cột là môi trường - xã hội - kinh tế, trên nền tảng ổn định về sinh thái môi trường, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa, giá trị nhân văn; định hướng lựa chọn các hoạt động kinh tế phù hợp với các yếu tố nền tảng đặc trưng là sinh thái đất - nước - rừng; bản sắc văn hóa Tây Nguyên; nền kinh tế xanh, tuần hoàn.

Mô hình phát triển dựa trên yếu tố không gian sinh thái - văn hoá - kết nối sáng tạo, phát triển bền vững, hướng về thiên nhiên, lấy con người là trọng tâm.

Mục tiêu đến năm 2030, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân đạt mức trung bình khá của cả nước, trên cơ sở: phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; bản sắc văn hóa các dân tộc; Đắk Lắk trở thành điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế; Buôn Ma Thuột là cực phát triển của vùng Tây Nguyên, hội nhập và liên kết theo hướng mở với khu vực và quốc tế.

Bình Thuận: Huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng

Đây là kết quả đạt được sau hơn 1,5 năm thực hiện Nghị quyết số 08 - ngày 28/12/2021 của Tỉnh ủy (khóa XIV) về đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đến năm 2025.

Trong đó có bao gồm vốn ngân sách Trung ương bổ sung Cảng hàng không Phan Thiết (hạng mục quốc phòng) và đầu tư 3 đoạn cao tốc qua địa bàn tỉnh: Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây.

Còn với chi đầu tư phát triển (bao gồm vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu và các nhiệm vụ Trung ương giao) là 13.570 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 38,65% so tổng chi ngân sách địa phương…

Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận luôn quan tâm ưu tiên nguồn vốn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý và nguồn vốn ngân sách Trung ương đầu tư trên địa bàn để đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông. Đến nay đã có nhiều công trình, dự án quy mô lớn được đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng để phát huy hiệu quả, nhất là với 2 đoạn cao tốc đường bộ Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây…

Trong khi đó, hạ tầng giao thông nông thôn tại Bình Thuận vẫn được đẩy mạnh đầu tư theo phương châm “Nhân dân làm - Nhà nước hỗ trợ”. Cụ thể ở giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh thực hiện gần 150 km đường giao thông nông thôn với tổng kinh phí hơn 298 tỷ đồng, gồm: Vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ 210 tỷ đồng, vốn huyện hỗ trợ 26,41 tỷ đồng và nhân dân đóng góp 62,19 tỷ đồng.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Đối với khu - cụm công nghiệp, tính từ năm 2021 đến giữa năm nay có 7/9 khu công nghiệp đã và đang đầu tư hạ tầng với diện tích là 2.163,43/3.003,43 ha, chiếm trên 72% đất khu công nghiệp tại Bình Thuận. Về cụm công nghiệp, hiện địa phương thành lập được 27/36 cụm theo quy hoạch, trong đó 14 cụm đã có nhà đầu tư hạ tầng và từ năm 2021 đến nay chi đầu tư hạ tầng cho 7 cụm đạt giá trị thực hiện khoảng 460 tỷ đồng (bao gồm vốn đầu tư thứ cấp vào các cụm)… Đặc biệt với hạ tầng điện - năng lượng, cùng thời gian toàn tỉnh có thêm 5 nhà máy điện gió với tổng mức đầu tư khoảng 8.766 tỷ đồng. Ngoài ra hệ thống lưới điện (500 kV, 220 kV, 110 kV, trung thế và hạ thế) trên địa bàn tỉnh cũng được đầu tư, cải tạo, nâng cấp thường xuyên với tổng vốn hơn 1.000 tỷ đồng.

Cùng với đó, Bình Thuận còn tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng ở một số ngành, lĩnh vực chủ yếu: Thủy lợi và ứng phó biến đổi khí hậu; Thương mại - dịch vụ; Thông tin, chuyển đổi số và khoa học công nghệ; Văn hóa, thể thao và du lịch; Đầu tư hạ tầng thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Riêng lĩnh vực y tế nhờ huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước, vốn xổ số kiến thiết và xã hội hóa nên ở giai đoạn 2021 - 2023 được đẩy mạnh đầu tư hạ tầng với khoảng 470 tỷ đồng. Còn đầu tư hạ tầng cho lĩnh vực giáo dục đào tạo trong giai đoạn này là gần 1.600 tỷ đồng, nhờ đó cơ sở vật chất giáo dục được đầu tư cơ bản đầy đủ, đồng bộ cũng như đáp ứng nhu cầu dạy và học…

Được biết, Nghị quyết số 08 của Tỉnh ủy (khóa XIV) về đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đến năm 2025 đặt mục tiêu đạt 250.000 tỷ đồng. Với kết quả sau hơn 1,5 năm thực hiện đã đạt xấp xỉ 52% so mục tiêu đề ra, điều này cũng ghi nhận nỗ lực huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng trên địa bàn Bình Thuận…

Gần đây, địa phương tiếp tục đón nhận tin vui khi thu hút các dự án ngoài ngân sách có vốn đăng ký lớn được chấp thuận chủ trương đầu tư: Kho cảng LNG Sơn Mỹ (31.434 tỷ đồng), Nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ II (hơn 49.500 tỷ đồng), Nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ I (47.464 tỷ đồng). Hay như nhiều dự án thuộc lĩnh vực giao thông được cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, hoặc kiến nghị xem xét hỗ trợ bố trí vốn ngân sách Trung ương đầu tư sẽ hướng đến kết nối vùng, tạo động lực phát triển cho địa phương.

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 08 của Tỉnh ủy (khóa XIV), tới đây Bình Thuận sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi và thông thoáng về thủ tục đầu tư, chính sách đất đai, chính sách thuế, bồi thường giải phóng mặt bằng, ưu đãi đầu tư để thu hút nhà đầu tư, các thành phần kinh tế trong, ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh nhà…

Lâm Đồng: Chấn chỉnh công tác quản lý trật tự xây dựng và đô thị

Cụ thể, theo UBND tỉnh Lâm Đồng, qua kiểm tra hiện vẫn còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm và chưa thực hiện tốt công tác quản lý trật tự xây dựng và trật tự đô thị, để xảy ra các vi phạm trên địa bàn quản lý. Để công tác quản lý trật tự đô thị, trật tự xây dựng thực sự có hiệu quả, xử lý nghiêm minh vi phạm của tổ chức, cá nhân liên quan theo chỉ đạo của Thường trực tỉnh ủy.

UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, TP. Đà Lạt và Bảo Lộc tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, liên tục hiệu quả các chủ trương, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị.

Tổ chức tuyên truyền và vận động người dân, đặc biệt là cán bộ, đảng viên, công chức gương mẫu tự giác chấp hành việc tháo dỡ và khắc phục các vi phạm đối với các công trình, hạng mục công trình xây dựng trái phép, sai phép, cơi nới lấn chiếm lòng, lề đường, lộ giới; trường hợp không tự giác thực hiện thì lập hồ sơ xử lý, tổ chức cưỡng chế tháo dỡ theo đúng quy định của pháp luật.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đợt ra quân cao điểm để lập lại trật tự tại các khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn, tại các hệ thống đường bộ (bao gồm các trục đường chính, đường hẻm và giao thông nông thôn), giải tỏa hoặc cưỡng chế giải tỏa, cắm lại mốc lộ giới, khoảng lùi xây dựng theo quy định và tiếp tục duy trì thường xuyên để ngăn chặn vi phạm tái diễn, kiên quyết xử lý triệt để tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè để dựng lều bạt, mái che, xây dựng ki ốt, làm địa điểm kinh doanh, buôn bán, họp chợ, đậu đỗ xe, tập kết hàng hóa, quảng cáo, để rác thải, rao vặt, góp phần duy trì mỹ quan đô thị và đảm bảo an toàn giao thông.

tm-img-alt
Việc buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương về trật tự xây dựng đã để lại những hệ lụy nghiêm trọng.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.

Nghiêm túc chấn chỉnh, xử lý các trường hợp có dấu hiệu buông lỏng, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị trên địa bàn nhằm đảm bảo kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ để đánh giá thi đua, khen thưởng cuối năm.

Thành lập Đoàn kiểm tra cấp huyện để tổ chức kiểm tra, xử lý toàn diện các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý; xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh giao Sở Giao thông Vận tải thường xuyên phối hợp với UBND các huyện, TP. Đà Lạt và Bảo Lộc kiểm tra, xử lý vi phạm, kiên quyết giải tỏa các trường hợp lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông đường bộ trên tuyến, đảm bảo đường thông, hè thoáng, mỹ quan đô thị; duy trì xử lý vi phạm, không để tình trạng tái lấn chiếm.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 26/10/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...