Chủ nhật, 28/04/2024 19:42 (GMT+7)

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 4/1/2023

MTĐT -  Thứ tư, 04/01/2023 17:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 4/1/2023. Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất ngày hôm nay 4/1/2023 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổng hợp.

Sơn La: Phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện vùng cao, biên giới

Vai trò và vị thế của vùng là cửa ngõ (cửa khẩu) giao lưu mở rộng mối quan hệ, hợp tác quốc tế phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, an ninh, quốc phòng; Là vùng cần tiếp tục quan tâm đầu tư củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, vùng cao, biên giới; do vậy, cần được quan tâm sắp xếp, ổn định các điểm dân cư; xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, các công trình thiết yếu đảm bảo quốc phòng, an ninh bảo vệ vững chắc biên giới, kết hợp với xây dựng đô thị, phát triển kinh tế xã hội vùng cao, biên giới trên địa bàn tỉnh; Là vùng bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ rừng, trồng rừng và phát triển rừng, khai thác nguồn lợi từ rừng, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, phát triển sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của vùng, của tỉnh.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Định hướng phát triển trục không gian kết nối vùng: Gồm 04 trục dọc theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, 02 trục ngang theo hướng Đông Nam - Tây Bắc và 01 đường vành đai biên giới liên kết các xã có đường biên trong hành lang biên giới.

Chương trình đầu tư: Khái toán vốn đầu tư xây dựng phát triển vùng liên huyện vùng cao, biên giới tỉnh Sơn La đến năm 2050 khoảng 34.498,63 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư gồm vốn ngân sách nhà nước (chủ yếu đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ các vùng sản xuất, dân cư nông thôn, đô thị, an ninh quốc phòng…) và nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác.

UBND tỉnh Sơn La giao Sở Xây dựng hoàn thiện hồ sơ quy hoạch được duyệt để chuyển giao cho các cơ quan quản lý cấp tỉnh, cấp huyện; Hoàn thiện Quy định quản lý quy hoạch theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền; Tổ chức công bố công khai đồ án quy hoạch theo quy định; Phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Tổ chức quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch theo quy định.

>>> Xem thêm tại đây

Hà Nội: 3 công trình giao thông sẽ đưa vào khai thác trong năm 2023

Dự án đường Vành đai 4 Hà Nội: Dự án đường vành đai 4 dài 112,8km, chia làm 7 dự án thành phần, đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, nhu cầu sử dụng đất hơn 1.300 ha.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án 85.800 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương và địa phương là 41.860 tỷ đồng.

Mục tiêu khởi công đường Vành đai 4 trong tháng 6/2023, hoàn thành cơ bản trong năm 2026, đưa vào khai thác từ năm 2027.

tm-img-alt
Ảnh minh họa/Nguồn: Internet.

Dự án đường Vành đai 2 đoạn từ cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở, bao gồm cả tuyến đường bộ trên cao từ Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở kết hợp mở rộng theo quy hoạch phần dưới thấp từ Vĩnh Tuy - Ngã Tư Vọng với tổng chiều dài 5,4km.

Đây là một trong những công trình trọng điểm của Thủ đô Hà Nội nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc và phát triển kinh tế-xã hội các khu vực dân cư dọc tuyến đường Vành đai 2 trong thời gian tới.

Trục đường Vành đai 2 của Hà Nội được quy hoạch theo lộ trình: Cầu Vĩnh Tuy - Minh Khai - Đại La - Ngã Tư Vọng - Trường Chinh - Ngã Tư Sở - đường Láng - Cầu Giấy - đường Bưởi - Võ Chí Công - cầu Nhật Tân - đường Võ Nguyên Giáp - đường Trường Sa - cầu Đông Trù - đường Lý Sơn - cầu chui Gia Lâm - đường Nguyễn Văn Linh - đường Đàm Quang Trung - cầu Vĩnh Tuy.

Đến nay, Hà Nội đang gấp rút hoàn thành các đoạn tuyến chưa được mở rộng đồng bộ nhằm nâng cao năng lực đáp ứng giao thông với đường trên cao, dưới thấp. Công tác kiểm định, thử tải công trình và thẩm tra an toàn giao thông đang gấp rút hoàn thành để đưa vào khai thác đầu năm 2023.

Dự án tiếp theo thuộc dự án cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2) được khởi công tháng 1/2021 với tổng mức đầu tư hơn 2,5 nghìn tỷ đồng. Cầu có tổng chiều dài và đường dẫn hơn 3,5km, mặt cắt ngang 19,3m; điểm đầu giao với đường Nguyễn Khoái và phố Minh Khai, điểm cuối giao với đường Long Biên - Thạch Bàn, đường Cổ Linh.

Đến nay, dự án giải ngân được 62,5% kế hoạch vốn, dự án đang tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trụ cầu giữa lòng sông. Dự kiến thời gian hoàn thành toàn dự án vào tháng 9/2023.

Riêng dự án hầm chui Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng. Dự án này được khởi công từ ngày 6/10/2022, điểm đầu nối với dự án vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - quốc lộ 1A, điểm cuối nối với đường Kim Đồng, quận Hoàng Mai. Quy mô dự án gồm 4 làn xe, tổng chiều dài 890m, trong đó 460m đường hầm và 430m đường dẫn. Đoạn qua hầm mỗi chiều 2 làn xe rộng 3,5 m/làn, đoạn ngoài hầm mỗi chiều 3 làn xe rộng 3,5 m/làn. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 778 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành sau 3 năm.

>>> Xem đầy đủ tại đây

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu dừng cấp phép đào đường, vỉa hè dịp Tết

Tại Chỉ thị số 21/CT-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Thủ đô, ông Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Công an thành phố, các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước vận tải theo quy định, kiên quyết xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm. Tập trung rà soát, chỉ đạo duy tu, sửa chữa, khắc phục nhanh các tuyến đường, tuyến phố, đèn tín hiệu giao thông bị hỏng hoặc không đủ điều kiện sử dụng.

tm-img-alt
Chủ tịch TP Hà Nội yêu cầu dừng cấp phép đào đường, vỉa hè dịp Tết. (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, tăng cường phân luồng, tổ chức giao thông, giảm tai nạn, ùn tắc giao thông; bảo đảm trật tự, an toàn tại các bến xe, bến tàu, nhà ga và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong dịp Tết. Tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp đỗ, dừng phương tiện không đúng quy định, đi không đúng làn đường, phần đường quy định, chở quá tải, quá số người quy định. Xử lý các điểm trông giữ xe trái phép, sai phép, thực hiện sai quy định về giá dịch vụ, vi phạm lòng đường, vỉa hè.

Dừng cấp phép thi công (đào vỉa hè, đào đường) từ ngày 11/1/2023 (20 tháng chạp) đến ngày 29/1/2023 (mùng 8 tháng giêng). Đồng thời kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thi công thực hiện hoàn trả vỉa hè, đường, đảm bảo thuận lợi giao thông và vệ sinh môi trường trong dịp Tết.

Ngoài ra, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội có trách nhiệm tăng cường phân luồng, tổ chức giao thông, giảm tai nạn, ùn tắc giao thông; bảo đảm trật tự, an toàn tại các bến xe, bến tàu, nhà ga và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong dịp Tết; tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp đỗ, dừng phương tiện không đúng quy định, đi không đúng làn đường, phần đường quy định, chở quá tải, quá số người quy định; xử lý các điểm trông giữ xe trái phép, sai phép, thực hiện sai quy định về giá dịch vụ, vi phạm lòng đường, lề đường.

>>> Xem thêm tại đây

Thanh Hóa: Thanh tra hàng loạt mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng

Ngày 4/1, thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá cho biết, đơn vị vừa ra quyết định thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đang thực hiện theo mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng – farmstay.

Theo đó, đoàn thanh tra sẽ kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong việc chấp thuận chủ trương đầu tư, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư theo mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng; kiểm tra hồ sơ, thực tế sử dụng đất; kết quả thực hiện dự án đầu tư…

tm-img-alt
Thanh Hóa đã có quyết định thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đang thực hiện theo mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng - farmstay trên địa bàn tỉnh. (Ảnh: Internet)

Quyết định cũng nêu rõ, đoàn thanh tra sẽ lập biên bản xác định hành vi vi phạm; chỉ ra nguyên nhân, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có liên quan, kiến nghị các biện pháp xử lý…

Được biết, trong thời gian vừa qua, rất nhiều dự án theo mô hình du lịch trang trại kết hợp chưa đầy đủ thủ tục theo quy định, nhưng vẫn triển khai, đưa vào hoạt động, khai thác.

Đơn cử như điểm du lịch sinh thái thác Ma Hao (tại bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh) mới được UBND tỉnh Thanh Hóa quy hoạch là điểm du lịch cộng đồng của địa phương nhưng một loạt nhà sàn đã được dựng trái phép trên khoảng 9.000m2 đất gồm đất trồng cây hàng năm, đất lúa và một phần đất giao thông, công ích.

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức đô thị mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 4/1/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.