Thứ hai, 29/04/2024 08:58 (GMT+7)

Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong vụ sập giàn giáo

MTĐT -  Thứ năm, 18/01/2018 14:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Liên quan đến vụ sập giàn giáo diễn ra vào rạng sáng ngày 17/1 vừa qua khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi về chất lượng các công trình xây dựng, đặc biệt là về trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Liên quan đến vụ sập giàn giáo nghiêm trọng diễn ra vào rạng sáng ngày 17/1 vừa qua tại nút giao đường Mỗ Lao và Tố Hữu, Từ Liêm, Hà Nội khiến 3 người bị chết, nhiều người bị thương, dư luận đặt ra nhiều câu hỏi về chất lượng các công trình xây dựng. Đặc biệt là về trách nhiệm của người sử dụng lao động mà cụ thể là công ty CP đầu tư và xây dựng số 1 làm đơn vị thi công.

Thạc sĩ, Luật sư Vũ Quang Bá – Công ty Luật TNHH Khải Hưng, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội

 PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Luật sư Vũ Quang Bá – Công ty Luật TNHH Khải Hưng, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội về vấn đề này.

Luật sư Bá cho biết: “Có thể thấy vụ việc sập giàn giáo trong quá trình đổ bê tông là vụ tai nạn gây hậu quả rất nghiêm trọng khi đã dẫn tới hậu quả làm 3 người chết, 3 người bị thương. Trong vụ việc này, trước hết cần xác định rõ nguyên nhân dẫn tới sập giàn giáo do yếu tố khách quan hay chủ quan.

Trong trường hợp có cơ sở xác định quá trình sử dụng giàn giáo người có trách nhiệm đã đưa vào sử dụng các trang thiết bị lao động sản xuất không đảm bảo an toàn hoặc không tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật, chủng loại được quy định để dẫn tới việc sập giàn giáo thì có thể xem xét việc khởi tố về tội Vi phạm quy định về an toàn lao động theo quy định tại Điều 295, Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)”.

Theo đó, người nào vi phạm quy định về an toàn lao động làm chết 3 người trở lên thì bị phạt tù từ 6 năm đến 12 năm. Ngoài ra, tùy từng trường hợp người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Được biết, số người công nhân bị tai nạn trên thuộc đối tượng lao động tự do, làm thời vụ, không có hồ sơ và chưa có bảo hiểm. Vậy trách nhiệm của người sử dụng lao động trong trường hợp trên là gì? Có vi phạm luật lao động hay không?

Lý giải việc này, luật sư Bá cho hay: “Theo quy định Bộ luật lao động thì trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động theo một trong các loại hợp đồng được quy định tại Điều 22 Bộ luật lao động.

Tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 có quy định trong trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 03 tháng căn cứ vào số lượng người lao động không được ký kết hợp đồng mức phạt tối thiểu đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng, vi phạm từ 11 đến 50 người mức phạt từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng”.

Do đó, người sử dụng lao động vẫn phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm đối với người lao động khi có tai nạn lao động xảy ra. Các quyền lợi của người lao động được đảm bảo tương ứng với thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động để ký kết hợp đồng lao động.

Hiện trường vụ sập giàn giáo ở Mỗ Lao, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

 Bộ luật hình sự 2015 có quy định về hành vi của người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên, tùy từng trường hợp có thể xem xét việc truy cứu TNHS về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại Điều 216 BLHS 2015.

Luật sư Vũ Quang Bá cũng thông tin thêm: “Để đảm bảo quyền lợi của mình người lao động cần yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện nghiêm túc việc giao kết hợp đồng lao động trước khi được nhận vào làm việc.

Trong trường hợp trong quá trình làm việc, nếu có căn cứ xác định quyền lợi của mình bị xâm phạm hoặc người sử dụng lao động có những vi phạm trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng thì người lao động có thể đề nghị công đoàn công ty hoặc liên hệ trực tiếp tới cơ quan nhà nước quản lý về lao động để được hỗ trợ”.

Như đã đưa tin, khoảng 2h30p sáng 17/1, xảy ra vụ sập giàn giáo tại tại công trình công viên cây xanh và bãi đỗ xe trên đoạn nút giao đường Mỗ Lao và Tố Hữu thuộc Mỗ Lao (Từ Liêm, Hà Nội). Công trình do công ty CP Đầu tư và xây dựng số 1 làm đơn vị thi công và Công ty Công ty cổ phần phát triển đầu tư và dịch vụ Việt Nhật là chủ đầu tư.
Bạn đang đọc bài viết Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong vụ sập giàn giáo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

YẾN OANH

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Ngang nhiên xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp
Công trình nhà xưởng ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp của một hộ dân tại làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ. Trước sự việc này, chính quyền địa phương đã đề nghị tháo dỡ nhưng hộ dân vẫn cố tình không chấp hành.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.