Thứ sáu, 26/04/2024 20:37 (GMT+7)

Công nhân kỹ thuật đoạt giải Kim Cương - 'Cây chổi vàng' lần thứ 2

Cẩm Anh -  Chủ nhật, 12/01/2020 08:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

27 năm gắn bó với nghề, anh Hứa Minh Tuấn đã sáng chế ra nhiều máy móc giúp giảm cường độ lao động cho người công nhân cũng như tăng hiệu quả trong công việc, và doanh thu cho công ty môi trường.

Một "kỹ sư" nhận bằng sáng chế... không qua trường lớp

Tối ngày 10/1/2020, tại Lễ công bố và trao giải chương trình “Cây chổi vàng” lần thứ 2 – 2019, tôn vinh công nhân vệ sinh môi trường toàn quốc do Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức, Giải Kim Cương, giải danh giá nhất của chương trình đã thuộc về anh Hứa Minh Tuấn, công nhân kỹ thuật thuộc chi nhánh Môi trường Đô thị Sài Gòn - Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hồ Chí Minh.

Chia sẻ với phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam ngay tại lễ trao giải, anh Tuấn hết sức bất ngờ, xúc động và vui mừng.

Tôi thật sự xúc động, hết sức bất ngờ khi nhận giải thưởng to lớn này. Công ty chỉ báo đi tham dự chương trình chứ tôi không biết mình sẽ được nhận giải lớn như vậy.

Không biết nói gì hơn, bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi, tìm tòi thêm nữa để sáng chế thêm máy móc mới giúp người công nhân đỡ vất vả, Tết năm nay có giải thưởng này sẽ vui hơn nhiều”, anh Tuấn chia sẻ.

Anh Hứa Minh Tuấn nhận Giải Kim Cương tại Lễ công bố và trao giải chương trình “Cây chổi vàng” lần thứ 2 – 2019. 

40 năm tuổi đời, nhưng anh Tuấn đã có thâm niên 27 năm trong ngành kỹ thuật, chuyên sửa máy móc, thiết bị phục vụ công việc vệ sinh môi trường mặc dù không hề được đào tạo ở bất cứ trường lớp nào.

Tôi ham mê máy móc lắm, không biết sao từ nhỏ đã yêu nghề, cha tôi làm công nhân vệ sinh môi trường trong đó nên lớn là tôi xin vào làm cùng cha. Không được học trường lớp gì, chủ yếu tôi học hỏi đồng nghiệp, các bậc cha chú, tối về mở mạng ra xem, học qua mạng rồi tự rút kinh nghiệm, trao đổi ý tưởng với các đồng nghiệp, cùng chung tay sáng chế”, anh Tuấn nói.

Nói về những thành quả của mình, anh Tuấn cho rằng mình cũng như tất cả các anh chị em công nhân làm việc trong các đơn vị trên toàn quốc, sau khi làm việc thấy rất vất vả, chủ yếu làm thủ công, dùng tay, dùng sức lao động.

Từ đó, anh Tuấn đã nung nấu ý tưởng sáng chế một số máy móc nhằm mục đích giảm cường độ lao động cho người lao động cũng như tăng hiệu quả trong công việc, và doanh thu cho công ty.

Khi nào hết rác trên phố thì về

Tết Canh tý đang đến thật gần, cũng giống như tất cả anh chị em làm việc trong lĩnh vực môi trường, anh Tuấn năm nào cũng đón giao thừa muộn hơn người khác. 27 năm trong nghề, dường như chưa năm nào anh được đón giao thừa ở nhà.

Năm nào nhà cúng giao thừa xong 2 cha con mới về, mới đầu thì mình cũng chạnh lòng nhưng sau hiểu ra tính chất công việc bắt buộc phải như vậy, dần cũng thấy bình thường. Đến Tết cũng nôn nóng về sớm với gia đình, nhưng công việc vậy gia đình cũng thông cảm”, anh Tuấn nói.

Anh Tuấn hết sức bất ngờ, xúc động và vui mừng khi lần đầu tiên được về Hà Nội tham dự chương trình tôn vinh công nhân vệ sinh môi trường. 

Thông qua chương trình “Cây chổi vàng”, anh Tuấn mong “tất cả anh chị em môi trường hãy vững tin khi nào hết rác trên thành phố thì chúng ta về ăn Tết với gia đình, chúng ta phải phục vụ một cách tốt nhất, hoàn thành nhiệm vụ”.

Bên cạnh đó, anh mong người dân ngày càng nâng cao ý thức, để công nhân vệ sinh môi trường đỡ vất vả hơn, để được về ăn tết sớm với gia đình.

Đồng thời, anh Tuấn gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hồ Chí Minh, cảm ơn các đồng nghiệp thời gian qua đã hỗ trợ, giúp đỡ và động viên anh trong quá trình sáng chế một số máy móc phục vụ công việc.

Nhân dịp Tết Canh tý, anh Hứa Minh Tuấn xin chúc tất cả các anh chị em công nhân vệ sinh môi trường có một sức khỏe dồi dào và luôn luôn hoàn thành tốt công việc.

Bạn đang đọc bài viết Công nhân kỹ thuật đoạt giải Kim Cương - 'Cây chổi vàng' lần thứ 2. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".

Tin mới