Chủ nhật, 28/04/2024 01:19 (GMT+7)

“Nuôi em Nghệ An” tiếp thêm ước mơ học tập cho hàng nghìn trẻ em vùng cao

Thanh Mai -  Thứ ba, 12/09/2023 14:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dự án nuôi em được Trung tâm Tình nguyện Quốc gia phát động từ ngày 4/6/2018. Dự án được triển khai theo mô hình: Xây trường - Nhận nuôi - Nuôi cơm trưa cho các em học sinh tại các huyện miền núi khó khăn trong cả nước.

tm-img-alt
Những suất cơm trưa được hỗ trợ bởi "Dự án nuôi em Nghệ An" đến với học sinh huyện miền núi Kỳ Sơn.

“Dự án nuôi em Nghệ An” là dự án tình nguyện chung sức cùng cộng đồng do mạng lưới tình nguyện quốc gia, thuộc Trung tâm tình nguyện Quốc gia triển khai.

Từ năm học 2019-2020, “Dự án nuôi em Nghệ An” còn hỗ trợ cơm trưa cho hơn 160 em học sinh của trường Tiểu học Bảo Bam 2, một trong những điểm trường khó khăn nhất trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, với 100% học sinh là con em đồng bào Khơ mú, điều kiện kinh tế gia đình của các hộ còn nhiều thiếu thốn.

Dự án này đang ngày một lan tỏa những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, mang lại nhiều suất ăn trưa cho học sinh đồng bào dân tộc tỉnh Nghệ An. Mặc dù cơ sở vật chất các trường học trên địa bàn xã miền núi Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, đã được Nhà nước đầu tư xây dựng khang trang, tiện nghi, nhưng đời sống người dân xã Chiêu Lưu còn nhiều khó khăn. Vì thế, trẻ em nơi đây vẫn chưa được chăm sóc đầy đủ. Thậm chí các em học sinh có nhà ở cách điểm trường từ 2 đến 3km, đi học còn bữa đói, bữa no, rất nhiều em còn vắng học buổi chiều.

Để có những bữa ăn trưa cho các em học sinh vùng khó nơi đây, mạng lưới tình nguyện quốc gia, thuộc Trung tâm tình nguyện Quốc gia đã triển khai “Dự án nuôi em Nghệ An”. Qua đó đã giúp 270 em học sinh Trường Tiểu học Chiêu Lưu 2, không còn lo đói cơm trưa mỗi khi đến trường.

tm-img-alt
Dự án không chỉ giúp học sinh không phải chịu cảnh đói mà còn góp phần nâng cao thể lực, yên tâm học tập.

Dự án nuôi em được Trung tâm tình nguyện Quốc gia phát động từ ngày 4/6/2018. Dự án được triển khai theo mô hình: Xây trường - Nhận nuôi - Nuôi cơm trưa cho các em học sinh tại các huyện miền núi khó khăn trong cả nước.

Ở dự án này, mỗi em học sinh sẽ có 1 người nhận nuôi, người nuôi các em sẽ được cung cấp toàn bộ thông tin về hoàn cảnh các em, hình ảnh, số điện thoại của bố mẹ, già làng, trưởng bản, thầy cô giáo... để kiểm tra, kiểm soát. Người nhận nuôi chỉ cần nhắn mã số là nhận được thông tin cá nhân của người được nuôi. Thông tin hình ảnh, clip ăn uống của các em được thầy cô giáo quay, chụp theo tháng và cập nhật lên nhóm của điểm bản cùng người nuôi học sinh đó. Mỗi năm, người nuôi có thể lên thăm hoặc gọi điện để hỏi thăm các em.

Với số tiền 150.000 đồng/em/tháng, một năm học các em sẽ được hỗ trợ tổng cộng 1.450.000 đồng. Mỗi bữa ăn, thầy cô giáo sẽ lên thực đơn, bữa ăn thịt, đậu, canh, rau... với giá chỉ 7.000-8.000 đồng/suất, cộng thêm sự hỗ trợ từ gia đình và địa phương các em sẽ có bữa ăn no và đủ chất.

Ngoài hỗ trợ các suất cơm miễn phí, thông qua dự án, Mạng lưới tình nguyện Quốc gia, cũng tổ chức vận động các nhà hảo tâm, hỗ trợ kinh phí xây cầu giúp em vượt lũ, xây trường học cho em, lập các tủ sách và lắp đặt hệ nước sạch cho học sinh bán trú, tổ chức nhiều chương trình ý nghĩa vào các dịp Tết Thiếu nhi, Tết Trung thu,…

Bạn đang đọc bài viết “Nuôi em Nghệ An” tiếp thêm ước mơ học tập cho hàng nghìn trẻ em vùng cao. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề