Thứ hai, 29/04/2024 13:24 (GMT+7)

Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội

MTĐT -  Thứ ba, 26/09/2023 16:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái.

Giữ gìn, phục dựng các lễ hội truyền thống

Thành phố Sơn La, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, có trên 111.000 người, 12 xã, phường, với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Những năm qua, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phục dựng, duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống cũng như tổ chức các lễ hội mới phù hợp xu thế phát triển, góp phần phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Thành phố mang đậm bản sắc các dân tộc tiểu vùng Tây Bắc.

2(2).jpg
Lễ hội Hoa ban - nét văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc thành phố Sơn La.

Ông Trần Công Chính, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết: Lễ hội không chỉ là không gian văn hóa mà còn là điểm hẹn, nơi sinh hoạt văn hóa của nhân dân các dân tộc, cũng như du khách thập phương khi đến với mảnh đất, con người Sơn La. Chính vì vậy, thành phố đã phục dựng, duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống như: Hội Hạn Khuống, Lễ Xên Mường. Hiện nay, đang hướng tới phục dựng lễ hội Xên bản kết hợp tổ chức ngày đại đoàn kết toàn dân vào 18/11 và duy trì hàng năm; nghiên cứu phục dựng, tái hiện thực cảnh một số lễ hội khác như Lễ hội cầu mưa, lễ hội xuống đồng.

Đồng thời, tổ chức các lễ hội mới như: Hội Xuân dâng Bác, lễ hội hoa Ban, lễ hội Đền thờ vua Lê Thái Tông, lễ hội cà phê…, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sinh hoạt văn hóa của nhân dân các dân tộc trên địa bàn thành phố.

Theo lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh, lễ hội ở Sơn La chủ yếu là các lễ hội dân gian gắn với từng dân tộc, từng địa phương, thể hiện phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống các dân tộc. Cũng vì thế, lễ hội thường có quy mô nhỏ, được tổ chức định kỳ, không có các lễ hội du nhập từ ngoài vào tỉnh. Điều này cũng tạo nên dấu ấn văn hóa riêng có của Sơn La.

Trong những năm qua, công tác tổ chức, quản lý lễ hội trên địa bàn tỉnh được quan tâm triển khai, đảm bảo chấp hành nghiêm quy định của Nhà nước. Nhiều lễ hội dân gian truyền thống, giàu tính nhân văn được sưu tầm, phục dựng và tổ chức với sự kết hợp hài hòa phần lễ và phần hội, góp phần phong phú đời sống văn hoá tinh thần của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.

2(3).jpg
Lễ hội Hết chá của người Thái huyện Mộc Châu được phục dựng, giữ gìn.

Nâng ý thức bảo vệ môi trường lễ hội

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc Sơn La và vùng Tây Bắc, lấy phát triển văn hóa, xây dựng con người làm yếu tố cốt lõi để phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã ban hành Kết luận số 335-KL/TU ngày 26/7/2021 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển văn hóa, con người Sơn La đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, nhằm từng bước xây dựng, phát triển văn hóa Sơn La trở thành nguồn lực quan trọng của mục tiêu phát triển bền vững, toàn diện.

4(1).jpg
Sơn La – nơi hội tụ của 12 dân tộc anh em với đa dạng sắc màu văn hóa các dân tộc.

Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành, các địa phương trên toàn tỉnh dã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ phát triển văn hóa – con người Sơn La. Trong đó, đã chú trọng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về công tác bảo vệ môi trường. Vận động nhân dân tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sáng xanh sạch đẹp trên các tuyến đường, khu vực tổ chức lễ hội trước, trong và sau thời gian tổ chức. Kiên quyết loại bỏ các yếu tố mê tín, dị đoan, các hủ tục, xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật trong tổ chức lễ hội.

Bà Lê Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở TN&MT Sơn La cho biết: Để bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch, di tích, tổ chức lễ hội, Sở TN&MT đã phối hợp với các địa phương đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường.

Chú trọng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hành động của người dân, du khách từ những việc làm nhỏ nhất như chủ động phân loại rác, không sử dụng túi ni lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần, không xả rác bừa bãi, tự giác chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa. Tích cực tham gia hưởng ứng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, thân thiện với môi trường.

3(1).jpg
Sơn La quan tâm bảo vệ môi trường các khu vực tổ chức lễ hội.

Tại các huyện, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường cho cán bộ, người lao động trong ngành du lịch và cộng đồng dân cư, du khách. Kêu gọi sự hưởng ứng của cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch, lễ hội.

Hướng dẫn các khu, điểm du lịch, các di tích lịch sử, văn hóa, các điểm tổ chức lễ hội và các cơ sở lưu trú, nhà hàng thực hiện thu gom, phân loại rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa, bao bì, túi ni lông và vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định. Tăng cường kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trước, trong và sau thời gian tổ chức lễ hội.

Từ đó, hướng tới xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, gìn giữ, ứng xử đúng đắn với môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững. Góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho nhân dân, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, khích lệ các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua, lao động sản xuất, thúc đẩy phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Những năm qua, Sơn La đã phục dựng 17 lễ hội gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Nổi bật là lễ hội Cầu Mùa của dân tộc Khơ Mú huyện Yên Châu; lễ hội Hết chá của người Thái huyện Mộc Châu; lễ hội Xên lẩu nó và Hạn khuống của dân tộc Thái huyện Thuận Châu; lễ hội Gội đầu của dân tộc Thái trắng huyện Quỳnh Nhai; Tết Xíp xí của dân tộc Thái trắng, lễ hội Mợi của dân tộc Mường huyện Phù Yên…

Bạn đang đọc bài viết Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Báo TNMT

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Hàng tấn cá chết bất thường trên sông Mã
Từ ngày 19/3 đến 28/4, trên địa bàn các xã Thiết Kế, Thiết Ống, Ban Công, Ái Thượng và thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước(Thanh Hóa) xuất hiện hàng tấn cá lồng nuôi chết bất thường có hàng chục trên sông Mã khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...