Chủ nhật, 28/04/2024 22:17 (GMT+7)

Tác giả thực sự của tên gọi “trạm thu giá” là ai?

MTĐT -  Thứ tư, 30/05/2018 15:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo tìm hiểu của PV, được biết ngày 9/3, Tổng cục Đường bộ đã có văn bản yên cầu các chủ đầu tư đổi tên gọi trạm BOT. Như vậy, văn bản này có trước khi trước khi xảy ra cuộc tranh cãi trong dư luận.

 Cụ thể, tại văn bản số 1296 được ông Nguyễn Mạnh Thắng (Phó tổng cục trưởng Đường bộ) ký, nội dung về việc thực hiện Thông tư số 35 của Bộ GTVT. Tại đây, Tổng cục Đường bộ yêu cầu các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, Tổng công ty thực hiện thay thế biển hiệu “trạm thu phí” sang “trạm thu giá”.

Điều bất ngờ ngày ban hành văn bản là 9/3 nhưng Tổng cục yêu cầu thời gian thực hiện hoàn thành đổi từ "trạm thu phí" sang "trạm thu giá" trước 7/3/2018.

Liên quan đến vấn đề này, trả lời báo chí, ông Nguyễn Mạnh Thắng khẳng định, đã nhận được chỉ đạo từ lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục phải có ý kiến về các nội dung trong văn bản 1296. Trong đó có nội dung yêu cầu chủ đầu tư đổi tên "trạm thu phí" sang "trạm thu giá".

Cùng ngày, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, cho biết Tổng cục đã yêu cầu các đơn vị giải trình, kiểm điểm về văn bản này. Trong quá trình kiểm điểm, xác định được lỗi ở đâu, Tổng cục sẽ xử lý.

Tuy nhiên, cũng theo ông Huyện, nội dung văn bản không có gì sai vì thực hiện theo Thông tư 35.

Một lãnh đạo Bộ GTVT lại khẳng định không biết và chưa nhận được văn bản 1296 của Tổng cục Đường bộ. Vị này cho rằng khi ban hành văn bản, Tổng cục không báo cáo Bộ.

Tổng cục Đường bộ đã có văn bản yêu cầu doanh nghiệp chuyển đổi từ ngày 9/3. Ảnh: Internet. 

Trước đó, tại phiên họp về điều hành giá diễn ra ngày 29/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho rằng, thực chất vấn đề là chuyển từ phí sang giá, nhưng cần đặt tên cho đúng...

“Thực chất ở đây là chuyển từ phí sang giá, nhưng đặt tên thế nào cho đúng, trong sáng ngôn ngữ tiếng Việt thì phải nghiên cứu. Chúng ta sẽ cập nhật lại chỗ này”, ông nói và đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu, sớm cập nhật lại tên gọi trên.

Trong báo cáo mà Bộ GTVT gửi Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về vấn đề chuyển đổi từ “trạm thu phí BOT” sang “trạm thu giá BOT”. Bộ này cho rằng, việc chuyển đổi cơ chế quản lý từ phí sang giá có lộ trình cụ thể và được thực hiện theo Luật phí và lệ phí đã được Quốc hội thông qua.

Bộ GTVT dẫn chứng giai đoạn trước 1/1/2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh phí và lệ phí số 38. Theo đó “Phí sử dụng đường bộ” nằm trong danh mục phí, lệ phí quy định tại Pháp lệnh này và do Nhà nước quản lý, ban hành.

Căn cứ quy định nêu trên, Bộ Tài chính đã ban hành các thông tư hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ.

Đối với từng dự án cụ thể, Bộ Tài chính ban hành thông tư quy định mức thu riêng cho từng dự án và mức thu nằm trong khung quy định chung tại Thông tư 159 của bộ này.

Theo Bộ GTVT, việc chuyển đổi này là có lộ trình. Ảnh: Internet.

Nhưng từ 1/1/2017 đến nay, Quốc hội đã ban hành Luật phí và lệ phí số 97 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2017. Theo đó, 17 loại phí được chuyển thành giá sản phẩm, dịch vụ. Trong đó “Phí sử dụng đường bộ” được chuyển đổi thành “Giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh".

Bộ GTVT khẳng định kể từ 1/1/2017, dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh được thực hiện quản lý theo cơ chế giá là phù hợp với Luật phí và lệ phí, Luật Giá và Nghị định số 149 của Chính phủ.

“Tại Thông tư 49, Bộ GTVT đã quy định rõ, đầy đủ tên gọi là “Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ là nơi thực hiện việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông”. Nhưng một số trường hợp nhà đầu tư đã sử dụng tên gọi tắt là “trạm thu giá” tạo ra những ý kiến trong dư luận”, Bộ GTVT cho biết.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng - nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thực chất việc đổi tên là lách luật, đánh tráo khái niệm. “Có thể thu phí, thu thuế... chứ không thể thu giá do giá không phải là thứ có thể thu được. Giá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, dịch vụ. Thu biểu hiện bằng tiền quả thực là một thứ khá tối nghĩa và ngô nghê”, ông nói.

Bạn đang đọc bài viết Tác giả thực sự của tên gọi “trạm thu giá” là ai?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Tuấn Anh (t/h)

Cùng chuyên mục

Mở rộng thêm 94 km2 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Vào năm 2025, Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ mở rộng lên diện tích 305 km2, đồng thời dân số của thành phố dự kiến sẽ vượt qua con số 334.000 người, sau khi thực hiện quá trình sáp nhập một phần của huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc...

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.