Thứ hai, 29/04/2024 00:05 (GMT+7)

Tam Đảo – Vĩnh Phúc: Đất nông nghiệp bị “phù phép” thành nhà ở?

Đào Tấn - Trung Đức -  Thứ bảy, 07/09/2019 17:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bằng một “cách thức” nào đó, chỉ trong 1 thời gian ngắn, gần chục ngôi nhà, hàng quán “mọc” lên trên phần đất nông nghiệp tại xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.

“Phù  phép” đất nông nghiệp

Gần đây, khu vực đường QL2B, đoạn qua thôn Hợp Thành, xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo xuất hiện nhiều ngôi nhà, hàng quán ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp.

Nhà tâng kiên cố xây giữa cánh đồng tại xã Hợp Châu

Được biết, các trường hợp xây dựng lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích nói trên mới tiến hành san lấp, xây dựng lấn chiếm từ đầu năm 2019 nhưng chưa bị xử lý. Thậm trí, nhiều trường hợp cũ chưa xử lý dứt điểm đã xuất hiện nhiều hộ lấn chiếm khác.

Ông Nguyễn Văn V. (người dân xã Hợp Châu) tiết lộ: “Để có mặt bằng, các hộ có ruộng và các hộ mua ruộng lợi dụng đêm tối đổ đất xuống ruộng thành nền cao bằng mặt đường quốc lộ.

Sau đó họ trồng cây rào quanh đất, che chắn và dựng lều tạm bợ trên đất. Chờ đợi cơ hội thích hợp, các hộ dân tiến hành xây dựng bằng cột bê tông, cột sắt (hoặc kẽm), mái tôn rất nhanh. Có khi chỉ sau một đêm, sáng ra đã thành một ngôi nhà mái tôn hoàn chỉnh”.

Đất nông nghiệp thành nhà xưởng hàng quán (Giáp danh xã Gia Khánh và Hợp Châu)

Khi UBND xã mời những hộ vi phạm đến để làm việc thì họ đều giải trình là không chủ ý đổ, mà không biết ai đó đã đào móng nhà, đào ao đổ vào thửa đất nhà mình. Cứ thế họ làm dần từng bước, có tính toán rất cụ thể và lâu dần trở thành chuyện đã rồi.

Theo kết quả rà soát của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép, vi phạm Luật Đất đai diễn ra trên khắp các địa phương.

Tính đến năm 2014, toàn tỉnh còn trên 12.200 trường hợp vi phạm lấn, chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng các công trình trái phép, tự ý khai thác, làm biến dạng mặt bằng, hủy hoại đất, với tổng diện tích trên 5,5 triệu m2.

Đây là kết quả rà soát từ năm 2014, đến nay số trường hợp lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích tăng lên đáng kể.

Nhà ở, quán kinh doanh san sát nhau mọc trên đất nông nghiệp

Trong đó, huyện Tam Đảo là một trong những địa phương có số hộ vi phạm quy định về sử dụng đất đai lớn. Nhiều biện pháp được đưa ra nhằm giải quyết tình trạng lấn chiếm đất công, xây dựng công trình trên đất nông nghiệp.

Tính đến 15/3/2019, trên địa bàn huyện Tam Đảo có hơn 880 trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai (các trường hợp vi phạm diễn ra ở tất cả các xã, thị trấn), trong đó, có 589 trường hợp vi phạm trước khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành (1/7/2014) và hơn 292 trường hợpvi phạm diễn ra sau ngày 1/7/2014.

Đá bóng trách nhiệm

Kêu khó, lực lượng mỏng và các trường hợp vi phạm không hợp tác… là giải thích của lãnh đạo các xã, nơi xảy ra tình trạng xây dựng lấn, chiếm, sử dụng đất sai mục đích. Vậy là, câu chuyện vi phạm luật đất đai tại huyện Tam Đảo lại tiếp tục diễn ra bởi sự quyết liệt xử lý chưa “ngã ngũ” thì các trường hợp mới phát sinh lại tăng lên nhiều. 

Ông Trần Văn Bình - PCT UBND xã Hợp Châu

Trở lại câu chuyện tại xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo liên quan đến các hộ dân tự ý xây dựng nhà xưởng, hàng quán trên đường QL2B. Được biết, từ tháng 3/2019, UBND huyện Tam Đảo yêu cầu UBND xã Hợp Châu phải xây dựng kế hoạch tổ chức cưỡng chế 4 trường hợp vi phạm là các hộ: ông Hồ Văn Hai, ông Trần Văn Đoàn, ông Nguyễn Văn Tuấn, ông Trần Văn Hà, thôn Hợp Thành đều xây dựng nhà, lán, quán trên đất giao khoán của Nông trường Tam Đảo cũ và các trường hợp vi phạm xung quanh khu vực vòng xuyến giao QL2B với đường Hợp Châu - Đồng Tĩnh.

Nhưng không hiểu vì lý do gì, 4 trường hợp nói trên vẫn tồn tại chưa bị xử lý thậm trí còn xuất hiện thêm 3 trường hợp mới đã lấn chiếm thành nhà, hàng quán.

Giải thích về điều này, ông Trần Văn Bình – Phó chủ tịch UBND xã Hợp Châu cho biết: “Dọc tuyến đường 36 (QL2B) trước đây các hộ dân lấn chiếm đất của Nông trường Tam Đảo. Tình trạng lấn chiếm xã đã xử lý nhưng bao nhiêu hộ vi phạm đã được xử lý thì tôi không nắm rõ”.

Trao đổi với ông Nguyễn Viết Thành – Cán bộ địa chính xã Hợp Châu được biết: “Các hộ lấn chiếm nói trên bắt đầu xây dựng đầu năm 2019, sau khi phát hiện, xã đã tiến hành xử lý 4 trường hợp nhưng do thủ tục , quy trình phức tạp nên chưa thể tiến hành cưỡng chế được”.

Không rõ, quá trình xử lý các trường hợp nói trên đang thực hiện đến “công đoạn” nào nhưng từ 4 trường hợp ban đầu, đến nay xuất hiện thêm nhiều trường hợp mới. Thậm trí, có hộ gia đình xây dựng nhà kiên cố sừng sững giữa cánh đồng lúa ở địa phương này.

Dưới đây là một số hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận được:

Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Tam Đảo – Vĩnh Phúc: Đất nông nghiệp bị “phù phép” thành nhà ở?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.