Chủ nhật, 28/04/2024 10:52 (GMT+7)

Tăng cường phối hợp phòng, chống giảm nhẹ thiên tai trong trường học

An Hạ -  Thứ năm, 05/10/2023 09:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Qua 5 năm triển khai, Chương trình phối hợp về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai giai đoạn 2018-2023 giữa Bộ Giáo dục-Đào tạo và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả tại trung ương và địa phương.

Sau 5 năm triển khai, Chương trình phối hợp công tác số 3485/CTPH-BNNPTNT-BGDĐT về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai trong ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2023 đã thực hiện với nhiều hoạt động thiết thực và hiệu quả tại trung ương và địa phương.

Mặc dù, Chương trình còn những tồn tại, khó khăn trong phối hợp và triển khai cụ thể, song kết quả cho thấy kiến thức và kĩ năng về phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu đã được lan tỏa, tiếp cận đến hàng triệu trẻ em, học sinh, giáo viên và người dân, góp phần vào thực hiện mục tiêu chung của công tác phòng chống thiên tai quốc gia.

Để triển khai thực hiện Chương trình, hai Bộ đã thống nhất kế hoạch hành động. Các nội dung phối hợp đều triển khai đúng tiến độ, không bỏ sót nhiệm vụ và bám sát chỉ đạo của lãnh đạo hai bên.

Về công tác chỉ đạo, điều hành phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030”; phê duyệt bộ phim “Tài liệu hướng dẫn phòng chống thiên tai sử dụng trong trường học” và có công văn chỉ đạo hệ thống các cơ sở đào tạo tại địa phương tổ chức tuyên truyền tới cán bộ, giáo viên và các em học sinh trong nhà trường để triển khai thực hiện.

Khi thiên tai lớn xảy ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kịp thời chỉ đạo các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả; giúp đỡ các học sinh và gia đình bị tai nạn, thương tích hướng dẫn vệ sinh trường lớp khắc phục hậu quả, chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, trường lớp phục vụ học tập và phòng, chống các dịch bệnh. Năm 2018, các sở, ngành các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long tổ chức tốt việc đưa, đón học sinh trong thời gian lũ kéo dài, trẻ em và học sinh không phải nghỉ học và không có thiệt hại về người. Năm 2020, tiếp nhận và bàn giao 900 bộ áo phao trẻ em do UNICEF tài trợ cho 4 tỉnh miền Trung ứng phó đợt mưa lũ lớn trong năm. Bên cạnh đó, hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức các đoàn kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại các địa phương theo phân công của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai.

Về công tác tổ chức thực hiện Chương trình phối hợp, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo trong công tác phòng, chống thiên tai. Phối hợp tổ chức một số cuộc thi, khóa tập huấn, hoạt động ngoại khóa góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng, tinh thần trách nhiệm của nhà trường, các bậc phụ huynh và các em học sinh cùng chung tay phòng ngừa các rủi ro thiên tai. Cụ thể, Cuộc thi “Giải cứu trái đất - Trẻ em sáng tác nhân vật siêu anh hùng đẩy lùi thiên tai và biến đổi khí hậu” (năm 2019) có gần 18.500 tác phẩm của trẻ em, học sinh thuộc 40 tỉnh, thành phố trên cả nước. Cuộc thi “Đại sứ học đường trong phòng chống thiên tai chống biến đổi khí hậu” (năm 2019) có 500 bài dự thi từ các em trường trung học cơ sở thuộc các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận. Cuộc thi sáng “Sáng tác lời mới cho làn điệu dân ca và nhạc cổ truyền về phòng chống thiên tai” với 73 tác phẩm tham gia. Cuộc thi vẽ tranh ngoài trời với chủ đề “Cùng em phòng, chống thiên tai - Kiến tạo tương lai bền vững”; Cuộc thi Rung chuông vàng tại thành phố Đà Nẵng (năm 2022)...

Phối hợp tổ chức một số sự kiện, chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về phòng chống thiên tai như: Năm 2019, phát động Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai lần đầu tiên tại thành phố Hải Phòng; Lễ míttinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai và kỷ niệm 73 năm ngày truyền thống phòng chống thiên tai với chủ đề “Trường học an toàn trước thiên tai” tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận; Lễ phát động toàn dân học bơi, phòng, chống đuối nước tại Hà Nội; Lễ phát động Chiến dịch “Phòng ngừa rủi ro thiên tai liên quan đến nước cho trẻ em, học sinh trong mùa mưa lũ” tại tỉnh Hòa Bình năm 2020; Diễn tập ứng phó với động đất năm 2022 với sự tham gia của hơn 300 cán bộ, thày cô giáo và các em học sinh trường tiểu học Măng Đen, huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum... Chuỗi các hoạt động đã góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhà trường, các bậc phụ huynh và các em học sinh cùng chung tay để góp phần nâng cao hiểu biết, kỹ năng về phòng ngừa các rủi ro thiên tai. Đặc biệt, năm 2023, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ míttinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về Phòng, chống thiên tai năm 2023 (15/5 - 22/5/2023) với chủ đề “Từ ứng phó đến hành động sớm” tại trường Trung học cơ sở THCS Huỳnh Thị Lựu, xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, Quảng Nam.

Phối hợp thực hiện công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và 8 bộ, ngành, đoàn thể ký kết Kế hoạch liên ngành phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2022-2030. Từ năm 2020-2022, Quỹ Từ thiện Bloomberg đã phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện Dự án phòng, chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam tổ chức dạy bơi an toàn và kĩ năng an toàn trong môi trường nước cho gần 84.000 trẻ em, học sinh; 2.100 giáo viên mầm non, 17.000 cha mẹ, người được tập huấn kỹ năng giám sát an toàn trong phòng, chống đuối nước; hỗ trợ lắp đặt mới 14 bể bơi cho 12 tỉnh, thành phố.

Bên cạnh đó, Quỹ Cộng đồng phòng, tránh thiên tai đã tài trợ xây dựng 119 công trình bể bơi phòng tránh đuối nước tại 36 tỉnh, thành phố trên cả nước trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng bể bơi, nhà vòm bảo vệ trong trường học”.

Từ đầu năm 2023, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai tiếp tục triển khai một số hoạt động: Xây dựng và phát triển bộ nhân vật đại diện “Chiến binh nhí phòng, chống thiên tai”, Bộ truyện tranh và Sách tô màu; Cuộc thi nhảy đồng diễn flashmob sáng tạo trên nền nhạc bài hát về phòng, chống thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu; Cuộc thi hùng biện tiếng Anh cho trẻ em về phòng, chống thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu; Xây dựng và phát sóng chương trình “An toàn cho con” trên Đài Truyền hình Việt Nam và các nền tảng số thuộc VTV; Tập huấn cho đội ngũ giảng viên, tập huấn viên và cấp xã về mô hình cộng đồng an toàn, sạch và xanh tại địa phương; Cuộc thi rung chuông vàng tại tỉnh Hòa Bình; Tập huấn cho giáo viên Tổng phụ trách công tác Đoàn, Đội của các trường Trung học cơ sở tại tỉnh Đắk Lắk…

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Trong thời gian tới, để tăng cường hơn nữa năng lực phòng ngừa, chủ động ứng phó giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong ngành Giáo dục, cần chú trọng một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên về phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu nhằm bảo vệ học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên hạn chế các thương tích và các nguy cơ do rủi ro thiên tai gây ra.

Hai là, thúc đẩy việc xây dựng, thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai và diễn tập ứng phó thiên tai tại mỗi cơ sở giáo dục nhằm phát huy hiệu quả trong công tác chỉ đạo ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”, đồng thời, hạn chế tối đa sự gián đoạn các hoạt động dạy và học do thiên tai.

Ba là, đảm bảo việc thiết kế, xây dựng cơ sở vật chất trường học được thực hiện theo các tiêu chuẩn xây dựng, có khả năng chống chịu với các loại hình thiên tai đặc thù tại khu vực xây dựng trường học đồng thời đảm bảo các tiêu chí phù hợp cho đối tượng dễ bị tổn thương (như trẻ bị khuyết tật) sử dụng. Đầu tư xây dựng hồ bơi, trang bị dụng cụ phục vụ cho công tác tổ chức học bơi tại các trường học.

Bốn là, phối hợp xây dựng tài liệu nâng cao hiểu biết, kỹ năng phòng, chống thiên tai cho các em học sinh và giáo viên gồm tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục về trường học an toàn trong trường trung học cơ sở, nhiều tài liệu truyền thông về phòng, chống đuối nước cho trẻ em, học sinh trong trường học (các clip hướng dẫn về kiến thức, kỹ năng phòng tránh đuối nước; tờ rơi, phim hoạt hình, các bài hát tuyên truyền,...). Bên cạnh đó, ban hành mẫu thiết kế mô hình trường học an toàn, sạch, xanh, thông minh trước thiên tai và biến đổi khí hậu và chia sẻ tới các địa phương để tham khảo.

Ngày 8/5/2018, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Bộ Giáo dục & Đào tạo ký kết Chương trình phối hợp công tác số 3485/CTPH-BGDĐTBNN về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2018-2023. Chương trình đề ra 20 nhiệm vụ tập trung các hoạt động chuẩn bị, phòng ngừa thiên tai và ứng phó, khắc phục hậu quả.

Định kỳ hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Giáo dục Đào tạo sẽ tổ chức đánh giá kết quả thực hiện của Chương trình phối hợp, đề xuất bổ sung nội dung Chương trình phối hợp cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Trong thời gian tới, đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện lồng ghép một số nội dung phòng, chống thiên tai với một số môn học để đưa vào chương trình giáo dục thường xuyên, chương trình giảng dạy cấp tiểu học, THCS, THPT theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đặc biệt là đưa nội dung hướng dẫn kỹ năng phòng, chống thiên tai vào hoạt động ngoại khóa, hoạt động hè bằng nhiều hình thức để lan tỏa tinh thần chủ động phòng, chống thiên tai đến bố mẹ, gia đình và xã hội.

Bạn đang đọc bài viết Tăng cường phối hợp phòng, chống giảm nhẹ thiên tai trong trường học. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau