Chủ nhật, 28/04/2024 15:07 (GMT+7)

Thanh Hoá: Tăng cường quản lý Nhà nước về môi trường tại các khu công nghiệp

Duy Anh -  Thứ hai, 15/01/2024 08:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp đã và đang phối hợp với các ngành liên quan thực hiện nghiêm các quy định pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường.

tm-img-alt
Khu Kinh tế Nghi Sơn (Ảnh minh hoạ).

Theo báo cáo của Ban Quản lý KKTNS và các KCN, từ năm 2021 đến nay ban đã phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với trên 30 cơ sở hoạt động trong KKTNS và các KCN. Qua kết quả kiểm tra cho thấy, cơ bản các cơ sở đã chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trường, đầu tư các công trình xử lý chất thải, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra vẫn phát hiện, còn một số đơn vị chưa nghiêm túc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với 4 đơn vị, tổng số tiền xử phạt trên 600 triệu đồng; đồng thời nắm bắt thông tin, tình hình các vụ việc phức tạp về môi trường xảy ra trên địa bàn để kịp thời giải quyết hoặc kiến nghị giải quyết theo thẩm quyền, không để hình thành “điểm nóng” phức tạp về môi trường trên địa bàn.

Theo Ban Quản lý KKTNS và các KCN, do địa hình rộng và phức tạp, ý thức của một số doanh nghiệp quy mô nhỏ vẫn chưa cao, do đó những thách thức trong công tác bảo vệ môi trường vẫn luôn hiện hữu. Tới đây, ban sẽ tăng cường đôn đốc, hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện nghiêm việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai, thực hiện các dự án đầu tư cũng như vận hành. Cùng với đó, tăng cường phối hợp với cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; ký kết quy chế phối hợp về công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thu gom và xử lý chất thải, bao bì thuốc bảo vệ thực vật của cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, đơn vị trên địa bàn...

Theo quy chế phối hợp bảo vệ môi trường trong KKTNS và các KCN trên địa bàn tỉnh ban hành tại Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND ngày 5/9/2022, Ban Quản lý KKTNS và các KCN cùng các sở, ngành, đơn vị liên quan phối hợp thực hiện các nhiệm vụ: tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường; hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư hạ tầng KCN, các doanh nghiệp trong KKTNS, KCN trong việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường; giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền hoặc theo ủy quyền đối với các dự án trong KKTNS, KCN; kiểm tra, thanh tra, giám sát định kỳ, hoặc đột xuất việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp; xử lý vi phạm về lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động; phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi...

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định được giao, trong năm 2023 Ban Quản lý KKTNS và các KCN đã tổ chức thẩm định và phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo tác động môi trường đối với 11 dự án; thẩm định cấp giấy phép môi trường cho 27 dự án. Cùng với đó, đơn vị đã chú trọng đặc biệt tới công tác thông tin, tuyên truyền theo định kỳ; tổ chức ký cam kết về bảo vệ môi trường đối với các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tuyên truyền về phân loại rác thải tại nguồn tới chính quyền và Nhân dân trong KKTNS.

Công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về đất đai và bảo vệ môi trường của doanh nghiệp tại KKTNS và các KCN cũng được thực hiện định kỳ và đột xuất theo nguồn tin. Trong năm 2023, ban cũng đã ban hành văn bản đôn đốc, hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường; thực hiện công tác giám sát nguồn thải; lấy mẫu đối chứng không khí, nước thải tại một số dự án tại KKTNS và các KCN; yêu cầu các chủ đầu tư hạ tầng về việc hoàn thành hệ thống xử lý nước thải tập trung và các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại các khu tái định cư và 12 xã, phường trong KKTNS cũng được chú trọng. Các điểm tập kết rác thải sinh hoạt đảm bảo không có hiện tượng rác thải tồn lưu, dồn ứ tại các điểm tập kết trên địa bàn các xã, phường, đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị.

Ban Quản lý KKTNS và các KCN đề nghị các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ để giải quyết các khó khăn, vướng mắc, nhất là về thủ tục hành chính trong công tác bảo vệ môi trường; vận động các đơn vị thu gom, các hộ gia đình thực hiện phân loại rác thải tại nguồn để giảm lượng rác xử lý, chôn lấp, tăng lượng rác thải tái chế, tái sử dụng, hạn chế các hệ lụy về môi trường và lãng phí tài nguyên, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hoá: Tăng cường quản lý Nhà nước về môi trường tại các khu công nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.