Chủ nhật, 28/04/2024 07:50 (GMT+7)

Thực phẩm từ thiên nhiên: Nước mía và những điều cần biết

MTĐT -  Thứ hai, 31/05/2021 15:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mía có nhiều vitamin và khoáng chất hơn đường tinh luyện, bao gồm một lượng nhỏ sắt, magie, vitamin B1, riboflavin. Vậy nên uống nước mía như thế nào để bảo vệ sức khoẻ?

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Nước mía là một loại nước ép được tạo ra bằng cách ép cây mía (sau khi gọt vỏ). Nước mía không phải là đường nguyên chất, vì nó chứa khoảng 70 - 75% nước, 10 - 15% chất xơ và 13 - 15% đường ở dạng saccarozo (cấu trúc giống như đường ăn).

Nước mía có giá thành rẻ và có tác dụng giải nhiệt nên rất hay được sử dụng vào mùa hè hoặc khi thời tiết oi bức. Hơn nữa, người ta cũng có thể ép mía cùng với một loại trái cây khác như tắc, cam, dứa,… để tạo ra hương vị đặc biệt.

Có 2 loại mía phổ biến trên thị trường:

- Mía xanh: có vỏ mỏng hơn mía tím và thân có màu xanh lá. Mía xanh có tính hàn lạnh nên những người có bệnh liên quan đến lá lách hay dạ dày nên hạn chế ăn để tránh ảnh hưởng không tốt đến bệnh tình.

- Mía tím: có vỏ dày hơn mía xanh, thân cây có màu tím. Trong mía tím chứa hàm lượng đường saccarozo thấp hơn mía xanh. Về hương vị thì mía tím ăn sẽ ngon hơn mía xanh vì có vị ngọt giòn và dễ ăn hơn mía xanh.

Nước mía chứa nhiều đường, chất xơ cùng với hàm lượng vitamin và khoáng chất đáng kể. Ngoài ra, nó còn chứa thêm các chất chống oxy hóa như phenolic và flavonoid có lợi cho sức khỏe.

Trung bình mỗi cốc khoảng 240ml nước mía gồm các chất dinh dưỡng sau:

Năng lượng: 183 calo

Đường: 50gr

Chất xơ: dao động từ 0 - 13gr

Có thể thấy chỉ 1 cốc (240ml) nước mía tương đương khoảng 12 muỗng cà phê đường. Nước mía là loại đồ uống có chỉ số đường huyết (GI) thấp nhưng vẫn tồn tại tổng lượng đường huyết cao (GL), đồng nghĩa với việc nước mía sẽ tác động rất lớn đến hàm lượng đường trong máu của người dùng.

Những người đang muốn giảm cân nên hạn chế loại thức uống này. Nguồn: Internet

Tác dụng của nước mía với sức khoẻ:

Lợi tiểu: Một trong những lợi ích sức khỏe quan trọng nhất của nước mía đó là lợi tiểu, có nghĩa là nó giúp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và đảm bảo chức năng của thận.

Mía có đặc tính lợi tiểu có thể giúp loại bỏ muối và nước dư thừa để giúp thận hoạt động tốt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nước mía với chanh và nước dừa có thể làm giảm cảm giác nóng rát do nhiều loại vấn đề về đường tiết niệu gây ra.

Thức uống năng lượng lý tưởng: Một lợi ích sức khỏe quan trọng khác của nước mía là do nó rất giàu carbohydrate, protein, sắt, kali và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác khiến nó trở thành thức uống năng lượng lý tưởng. Đặc biệt là trong những tháng hè, một ly nước mía mát lạnh và thực sự làm sống lại cả sức khỏe lẫn mức độ cạn kiệt năng lượng của bạn. Nó tích tụ chất lỏng trong cơ thể, giúp chống lại tình trạng khô và mệt mỏi.

Phòng bệnh: Mía chứa nhiều chất chống oxy hóa cần thiết để xây dựng và duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do (các phân tử gây tổn thương tế bào) có thể làm trầm trọng thêm một số vấn đề y tế như tiểu đường, sốt rét, nhồi máu cơ tim và ung thư da.

Làm đẹp da: Nước mía chứa axit alpha hydroxyl (viết tắt là AHA) có khả năng duy trì sức khỏe làn da, chống lão hóa, ngăn ngừa tình trạng mụn xuất hiện và dưỡng ẩm cho da. Vì thế, nếu uống nước mía với lượng vừa phải bạn sẽ có làn da khỏe mạnh và trẻ đẹp.

Cải thiện mùi hôi răng miệng: Vì chứa nhiều chất khoáng phốt pho và canxi, nước mía còn hỗ trợ củng cố men răng và khắc phục được chứng hôi răng miệng do thiết hụt hai chất dinh dưỡng này.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần lưu ý những gì khi uống nước mía:

Không nên để nước mía quá lâu bên ngoài hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp, vì môi trường của nước mía khiến cho các vi sinh vật gây bệnh dễ phát triển, gây nhiễm khuẩn thực phẩm.

Tránh mua nước mía ở những nơi không đảm bảo vệ sinh vì dễ làm cho cơ thể bị tiêu chảy hoặc bệnh Chagas.

Tránh uống nước mía để ở nhiệt độ phòng quá 15 phút vì khoảng thời gian ấy rất có thể vi khuẩn đã phát triển, làm ảnh hưởng đến ruột và dạ dày của người uống.

Tránh uống quá nhiều nước mía, chỉ nên uống mỗi ly (dưới 240ml) nước mía mỗi ngày.

Không nên uống nước mía khi:

Không được uống nước mía khi đang sử dụng một số loại thuốc: Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.

Người có đường ruột yếu, hay đầy bụng, đi lỏng không được uống nước mía thường xuyên.

Không uống khi muốn giảm cân.

Không dùng nhiều khi mang thai./.

P.T (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Thực phẩm từ thiên nhiên: Nước mía và những điều cần biết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề