Thứ hai, 29/04/2024 07:53 (GMT+7)

Các chiến binh môi trường chuẩn bị đón rác cận Tết

MTĐT -  Thứ hai, 02/01/2023 21:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những ngày giáp Tết là thời điểm người dân tất bật dọn dẹp nhà cửa để đón năm mới. Đó cũng là lúc những công nhân vệ sinh môi trường vất vả hơn rất nhiều bởi lượng rác thải tăng cao, đặc biệt là rác thải lớn, cồng kềnh.

Với thâm niên hơn 10 năm trong nghề, chị Trần Thái Hà, công nhân vệ sinh môi trường làm việc tại phường Thanh Nhàn và phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội chia sẻ, những ngày tới đây, cùng với sự tấp nập của các chợ hoa trên địa bàn thì lượng rác thải sẽ tăng lên rõ rệt.

Rác không chỉ có túi nylon, giấy bọc mà còn có các phế phẩm mà người bán hàng vô tư bỏ lại khiến cho việc dọn dẹp gặp nhiều khó khăn. Do đó, thời điểm cận Tết, các chị em công nhân phải tăng ca, tăng thời gian làm việc để thu gom rác thải, không để tồn đọng trên đường phố.

"Công đoạn nào cũng vất vả tăng lên, thời gian phục vụ nhiều hơn và lượng rác cũng nhiều hơn, bình thường có thể chỉ làm đến 2-3 đêm là về nhưng dịp này thì phải làm đến 4-5 sáng mới được về", chị Hà nói.

Ảnh: Hà Nội Mới
Ảnh: Hà Nội Mới

Theo chị Phạm Thị Hòa, Tổ trưởng Tổ môi trường số 6, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội chi nhánh số 3, từ rằm tháng Chạp trở đi, lượng rác sẽ tăng đột biến, đặc biệt là các loại rác cồng kềnh, trung bình những ngày áp Tết tăng ít nhất 10%, có ngày tăng 100% khối lượng rác thải sinh hoạt phải xử lý nên ngay từ bây giờ, mọi người trong tổ vệ sinh môi trường đã chuẩn bị tinh thần phục vụ Tết:

"Khi bước vào dịp phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán thì đều phải cho chị em tăng ca, để đảm bảo thu gom rác hết trong ca sản xuất. Chỉ mong sao thời tiết mưa thuận, gió hòa, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của anh chị em là tốt nhất rồi".

Vất vả, khó khăn nhân lên nhiều lần trong dịp Tết, nhưng với sự gắn bó với nghề, nêu cao tinh thần trách nhiệm, các anh chị em làm công tác vệ sinh môi trường quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, chị Nguyễn Thị Mỹ Hằng, Tổ trưởng Tổ 5, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội chia sẻ, buồn nhất là khi gặp những hộ không thông cảm cho công việc của mình, họ cứ vô tư bỏ rác ra ngoài bất kể giờ giấc, kể cả những điểm vừa mới được dọn dẹp xong.

Chị Hằng mong muốn người dân trên địa bàn Thủ đô chủ động dọn rác Tết từ sớm để công nhân vệ sinh môi trường có thời gian xử lý, dọn dẹp, thu gom sạch sẽ: "Mỗi nhà có ý thức dọn dẹp sớm hơn để những ngày cuối tháng chúng tôi dọn dẹp được nhẹ nhàng hơn một chút chứ dồn hết vào mấy ngày cuối tháng thì thực sự chúng tôi rất là mệt nhọc. Mong là nhân dân có ý thức dọn sớm để chúng tôi đỡ vất vả và có thể về đón Giao thừa cùng gia đình".

Sự hưởng ứng, chung tay của cộng đồng, để mọi người, mọi nhà đều là những “chiến binh” môi trường sẽ giúp cho ngày Tết của chúng ta thêm xanh, sạch, đẹp hơn.

Bạn đang đọc bài viết Các chiến binh môi trường chuẩn bị đón rác cận Tết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Nguyễn Yến/vovgiaothong.vn

Cùng chuyên mục

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...
Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.