Thứ năm, 09/05/2024 04:04 (GMT+7)

Hà Nội xưa trong tranh của hoạ sĩ trẻ khiếm thính

Sơn Hà -  Thứ hai, 03/04/2023 10:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Khiếm thính đã tước đi khả năng nghe và nói của Long, nhưng bù lại, em có thể lắng nghe bằng mắt và nói ra bằng tranh. ️

tm-img-alt

Bố mẹ Trần Nam Long là dân lao động "ngoại tỉnh". Giống như bao gia đình trẻ tìm mưu sinh nơi thành phố, Long sống cùng bố mẹ ở Hà Nội, lang thang qua các khu trọ dành cho "dân lao động". 

Một tuổi, Long mất thính lực hoàn toàn sau một trận ốm nặng. Vài năm sau, bố mẹ em lại nhận thêm tin sốc khi Long được chẩn đoán tăng động thể nặng. Long còn gặp khó khăn vận động, phải trải qua rất nhiều cuộc phẫu thuật chân.

tm-img-alt

Nhưng thử thách chưa dừng lại với gia đình Long. Khi Long 11 tuổi, bố Long đột ngột qua đời vì tai nạn. Mẹ Long như con chim sẻ gãy cánh gặp mưa, cố dang đôi cánh héo rũ che cho đàn con thơ. 

Thời điểm "trời sập" ấy, ai cũng khuyên chị Phùng Hiếu - mẹ Long - đưa các con về quê sẽ dễ sống hơn. Nhưng nhìn vào cậu con trai không khỏe mạnh cần điều kiện nuôi dạy và chăm sóc tốt ở thành phố, người mẹ bé nhỏ ấy quyết tâm bám trụ thị thành. 

Không nhà cửa phải đi thuê, chị tằn tiện nuôi hai con bằng đồng lương của người giúp việc. Đó là công việc duy nhất giúp chị có điều kiện chăm sóc con trai.

tm-img-alt

18 năm, không biết bao nhiêu khổ sở vất vả mà chị Phùng Hiếu đã vì các con mà trải. Người mẹ quê đi học ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với con trai mình. 

Biết con ham vẽ, chị tìm thầy cho con học, mà phải tìm được thầy chịu dạy cho một học sinh khiếm thính. Những năm tháng đầu tiên khi đưa con đi học vẽ, chị học luôn cùng con để làm người "phiên dịch".

Tình thương con và nghị lực phi thường của người mẹ quê nghèo lay động bao người, nên cuộc sống khốn khó của mấy mẹ con được nâng đỡ rất nhiều. 

Giọng chị nghèn nghẹn kể về người phụ nữ đã trả tiền học phí cho Long suốt mấy năm tiểu học; hay một họa sĩ trẻ đã bỏ công dạy Long mấy năm đầu mà không lấy một đồng học phí nào, dù anh không nhận dạy cho bất cứ ai, chỉ dạy cho duy nhất Long vì mến tài của em và vì nể trọng tấm lòng người mẹ. Rồi khi chị quyết tâm làm triển lãm cho con, cũng bao người từ quen tới lạ đã xắn tay vào giúp đỡ.

Chị bảo chị vui lắm khi con chị phát triển được như ngày nay. "Mọi người thương con tôi thiệt thòi nhưng thực ra tôi thấy con là người hạnh phúc. Còn gì vui cho bằng một người mãi mãi hồn nhiên, trong sáng như một đứa trẻ", chị Hiếu nói. Người mẹ ấy khi bị đặt vào hoàn cảnh thử thách đã tự học rất nhiều để vượt lên số phận.

tm-img-alt
Nam Long và mẹ tại buổi khai mạc triển lãm của Nam Long

Trong câu chuyện của Nam Long, mọi người yêu thương tài năng của em bao nhiêu thì cũng dành sự nể trọng bấy nhiêu cho người mẹ kiên cường của em. Người phụ nữ ấy đã dạy con mình bài học: khi mình yêu cuộc đời, cuộc đời cũng yêu mình đắm say.

tm-img-alt
tm-img-alt

Hà Nội của Long, qua thế giới quan hồn nhiên của em hiện ra trong trẻo, yên tĩnh, nhưng không thiếu đi nét lãng đãng, thanh nhã cố hữu. Những không gian ký ức Hà Nội được Long khắc họa và bảo lưu một cách cẩn thận nơi thời gian ngừng lại.

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
Những bức tranh của Trần Nam Long
Bạn đang đọc bài viết Hà Nội xưa trong tranh của hoạ sĩ trẻ khiếm thính. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Vô thường
Không người ạ! Muộn phiền chi cho tội////Để nhìn đời nặng trĩu những ưu tư///Hạnh phúc ư? Sum họp hay giã từ///Ai cũng trải - như trời mưa rồi nắng!
Bài thơ: Rét...
Đêm về mưa vẫn đang rơi////Lạnh lùng băng giá ở nơi không nhà...
Bài thơ: Phở Hà Thành
Chỉ là tô Phở bình dân////Mà sao ăn mãi bao lần vẫn mê?///Chả riêng người phố hay quê///Cho em đủ nhớ muốn về cùng anh...

Tin mới

Lợi ích sức khỏe khi ăn dứa
Quả dứa là loại trái cây thơm ngon mà hầu như ai cũng đã từng đôi lần nếm thử. Dứa không chỉ ngon mà còn giàu dinh dưỡng đối với cơ thể. Vậy những giá trị ấy là gì, sử dụng dứa trong thực đơn ra sao?.