Thứ sáu, 26/04/2024 11:53 (GMT+7)

Nghẹn ngào clip công nhân ngâm mình dưới cống và lời nhắn nhủ khẩn thiết

Trâm Anh -  Thứ hai, 04/10/2021 16:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Người đàn ông làm nghề móc cống hơn 30 năm bất ngờ nói một câu khiến ai xem xong cũng phải giật mình nhìn lại bản thân.

Một đoạn clip ngắn ghi lại quá trình làm việc của một người công nhân thoát nước tại Sài Gòn đang giải quyết tắc nghẽn cống rãnh đã khiến bất cứ ai xem cũng không khỏi nghẹn ngào.

Toàn thân người đàn ông đang chìm dưới làn nước cống đen đặc chỉ có phần đầu ngoi lên trên. Công việc hàng ngày của anh là như vậy.

Người công nhân trong clip cho biết: "Tôi làm được 31 năm. Tôi yêu nghề lắm. Vì thấy nước ngập, thấy người dân vứt mọi thứ xuống đây.

Công việc chính của tôi là đi giải quyết cống nghẹt.

Ở dưới cống có đủ thứ, kim chích, rác, mỡ, mấy chất thải dơ dáy đều có hết".

Dẫu làm việc trong môi trường kinh khủng như vậy suốt hàng chục năm nhưng cách nói chuyện, cư xử của anh vẫn toát lên vẻ chân chất, thiện lành.

tm-img-alt

Có thể ban đầu anh làm công nhân móc cống cũng chỉ vì cuộc đời xô đẩy. Nhưng sau đó,thấy bản thân được góp công sức giúp phố phường xanh sạch hơn thì anh cũng yêu hơn công việc của mình.

Đã 31 năm rồi dù làm việc trong môi trường rất bẩn và độc hại, anh vẫn yêu nghề. 

Tuy nhiên điểm nhấn của câu chuyện là lời nhắn nhủ cực kỳ khẩn thiết của anh. Đôi mắt anh nhìn trân trối vào máy quay và nói: "Tôi đề nghị dân đừng vứt rác bừa bãi để anh em chúng tôi đỡ cực nhọc".

tm-img-alt

Chỉ một câu nói của người công nhân mà chúng ta còn chẳng biết tên nhưng quả thực đã khiến bao người thức tỉnh và giật mình nhìn lại thói quen vứt rác của mình bao lâu nay. Hóa ra, chỉ vì chút vô tình từ chính bản thân chúng ta mà các anh phải thêm khối lượng công việc nhiều và cực nhọc như vậy.

Xem xong đoạn clip chúng ta thấu hiểu hơn nỗi vất vả, cơ cực của những người công nhân thoát nước. Nơi họ làm việc là nơi chúng ta luôn tránh xa. Đó là những cống rãnh đen ngòm, hôi thối. Không chỉ làm việc gần cống mà họ phải ngâm mình xuống đó. Nhưng giữa vũng bùn lầy đó là những con người với tâm sáng như ngọc quý. Dù công việc cơ cực và bị người dân thành kiến nhưng họ vẫn hy sinh, làm sạch môi trường sống cho người dân.

Và chúng ta cũng nên nhìn nhận lại thói quen hàng ngày của mình, hãy nghe tiếng lòng của những người công nhân, hãy ngừng việc vứt rác bừa bãi.

Bạn đang đọc bài viết Nghẹn ngào clip công nhân ngâm mình dưới cống và lời nhắn nhủ khẩn thiết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...
Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.