Thứ năm, 09/05/2024 06:54 (GMT+7)

Đề xuất giải pháp hạn chế các tai biến thiên nhiên

Tùng Lâm -  Thứ năm, 07/09/2023 08:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chỉ trong tháng 7 và 8 năm 2023, hàng loạt các vụ trượt lở, sạt trượt, nứt đất đã xảy ra tại Tây Nguyên. Tại ĐBSCL, từ nhiều năm qua, tình hình sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển đang diễn biến rất phức tạp và có xu hướng gia tăng cả về phạm vi và quy mô.

tm-img-alt
Hiện trường vụ sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) vào cuối tháng 7-2023 - Ảnh: Tuổi trẻ

Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo “Đánh giá tình hình thiên tai khu vực Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long và lãnh thổ Việt Nam, đề xuất các giải pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại” vừa qua.

Đại diện lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các chuyên gia thuộc các vụ chuyên môn trực thuộc Bộ KHCN và các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã cùng tham dự và thảo luận về các vấn đề liên quan đến nội dung hội thảo.

Trước tình hình thiên tai diễn ra ngày càng phức tạp, các nhà quản lý, nahf khoa học đã đưa ra một số kiến nghị cũng như đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách cần thực hiện trong thời gian tới như:

- Tăng cường các biện pháp xử lý các vị trí trượt lở, sạt lở, nứt đất để giảm thiểu thiệt hại thiên tai.

- Chú trọng tới các giải pháp kỹ thuật công nghệ giám sát, cảnh báo sớm tai biến trượt lở, sạt lở, nứt đất theo diện và theo điểm.

- Tăng cường sự phối kết hợp giữa các ban ngành của địa phương với các tổ chức khoa học trong nghiên cứu nhận diện và xử lý các tai biến.

- Cần có cách tiếp cận tổng thể, toàn diện, lâu dài trong nghiên cứu thiên tai. Việc tổ chức thực hiện các nghiên cứu thiên tai cần theo cách tiếp cận từ khái quát đến chi tiết, từ quy mô quốc gia, đến vùng – miền, cấp huyện, khu dân cư, công trình với các cách tiếp cận, hệ phương pháp và mục tiêu khác nhau tương ứng với từng quy mô.

- Cần có sự đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học và công nghệ đối với các tai biến thiên tai; sớm có các nhiệm vụ/nghiên cứu phối hợp liên ngành, chuyên sâu và toàn diện về các tai biến thiên thai.

- Đưa các ứng dụng công nghệ vũ trụ, công nghệ giám sát mới vào nghiên cứu,…

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất giải pháp hạn chế các tai biến thiên nhiên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sử dụng công nghệ nano tạo sản phẩm nông nghiệp sạch
Ngoài những ứng dụng trong y học, vật liệu điện tử, xây dựng, năng lượng, công nghệ nano trong nông nghiệp đang là hướng đi mới cho ngành nông nghiệp với nhiều tiềm năng thay thế thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phân bón hóa học...

Tin mới

Lợi ích sức khỏe khi ăn dứa
Quả dứa là loại trái cây thơm ngon mà hầu như ai cũng đã từng đôi lần nếm thử. Dứa không chỉ ngon mà còn giàu dinh dưỡng đối với cơ thể. Vậy những giá trị ấy là gì, sử dụng dứa trong thực đơn ra sao?.